chiếu sáng trong kiến trúc có thể được cá tính hoá, đặc biệt từ khía cạnh thẩm mỹ học. nó có khả năng thể hiện tình cảm của gia chủ cũng như tăng thêm sự hấp dẫn cho chính đồ đạc trong nhà.
trong bức tranh bên có thể thấy, độ sáng trong phòng được phân bố đều đặn và đơn giản dàn trải sự chú ý lên các đồ vật trong phòng. những điểm mốc và bóng của đồ vật tạo ra cảm giác chung về không gian rộng mở, không hướng sự chú ý của người xem vào một khu vực đặc biệt nào đó trong phòng. điều này tạo sự thân thiện, thoải mái. |
||
bức tranh thứ hai cho thấy một môi trường có sự tương phản cao trên nền ánh sáng yếu. càng nhiều loại ánh sáng với cường độ mạnh tập trung vào đồ vật càng tạo ra nhiều bóng và hình thức thu hút về mặt thị giác. ấn tượng do kiến trúc ngôi nhà tạo ra được xếp xuống hàng thứ yếu. |
thiết kế cho luồng ánh sáng trong phòng là một quá trình bao gồm hình dung và xác định chính xác không gian ba chiều để thiết lập một loại “thước đo tiêu chuẩn” dành riêng cho căn phòng đó.
những khu vực và cường độ của ánh sáng phản chiếu trên mặt phẳng của căn phòng quyết định tầm quan trọng trong cảm quan mà tổng thế kiến trúc đem lại.
trong tranh bên, sự tương phản được tạo ra nhờ chiếu sáng mạnh hơn lên một bức tường. như vậy, mục tiêu chính của căn phòng là những biểu đồ và bức tranh minh hoạ được treo trên bức tường có ánh sáng đèn. |
||
bức tranh này miêu tả một trường hợp ngược lại, chiếu sáng lên hai bức tường và để một bức tường “chìm” trong bóng tối. đây là một thủ thuật thường thấy của các kiến trúc sư trong việc xử lý tỷ lệ của không gian sống. chẳng hạn, có thể kéo dài bề ngang của một căn phòng hẹp bằng cách chiếu sáng bức tường này. |
thiết kế hệ thống sáng trong nhà cần đáp ứng đầy đủ 2 nhu cầu thiết yếu của con người là nhìn và hoạt động. tuy nhiên, yêu cầu này không áp đặt một giải pháp chung duy nhất cho cho mọi căn nhà. đồng thời, nó cũng không khống chế khả năng thể hiện của kiến trúc sư.
xuân tùng (theo lightforum)