Quy hoạch Tp Việt trì có từ cuối những năm 60 đến năm 1970, đã quy hoạch xây dựng trở thành đô thị có quy mô 8 – 10 vạn dân. Năm 1985 quy hoạch Tp quy mô 15 vạn dân đô thị loại III, đến năm 2000 quy hoạch quy mô 20 – 25 vạn dân đô thị loại II. Năm 2009 – 2010 đang thiết kế quy hoạch xây dựng với quy mô 30 – 35 vạn dân (đô thị loại I).
Quá trình hình thành và phát triển Việt trì gần 50 năm là những kế hoạch phát triển Tp trên cơ sở: Là trung tâm chính trị – hành chính – xã hội của tỉnh Vĩnh phú (phú Thọ); trung tâm công nghiệp vùng; trung tâm thương mại – dịch vụ – du lịch vùng; đặc biệt có đền Hùng Vương bao gồm phần lễ và hội; an ninh và quốc phòng.
Cần nghiên cứu thấu đáo Quy hoạch Việt trì trở thành đô thị loại I cần nghiên cứu thấu đáo những tồn tại yếu kém và phát triển công nghiệp – giao thông – dịch vụ – du lịch… nhằm mục đích tham mưu cho các nhà lãnh đạo tỉnh hoạch định chính sách tái cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tp Việt trì. Đồng thời nêu rõ được những ưu thế về địa lý cảnh quan như Việt trì có 2 con sông chảy ngang qua Tp. Có Đền Hùng là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Có đồi núi cao thấp, các dọc ruộng xen kẽ tạo ra các hồ sinh thái… vi khí hậu không nơi nào có được. Sự phát triển chậm của Việt trì gần hai thập kỷ qua là do yếu tố nào? Nếu tính khởi điểm như Tp Nam Định, Thái Nguyên, Thái Bình, Bắc Giang, Hải Dương… được mở rộng các khu đô thị mới gấp 3 lần cũ. Như vậy về chính sách ruộng đất chuyển sang xây dựng nhà ở, công nghiệp, trường học, văn hoá, tdTT được thông thoáng hơn, giá cả hợp lý và thuận lòng dân. Chính sách phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp được chú trọng và trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ các hộ sản xuất tư nhân hơn (các Tp Thái Bình, Hải Dương đạt gần ngàn tỷ đồng, Nam Định đạt gần 1500 tỷ đồng). Sử dụng lao động tại địa phương; sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp nhịp nhàng, ít biến động. Bước đầu nghiên cứu và đề xuất những vấn đề tồn tại của Việt trì trở thành đô thị loại I: Ý tưởng về không gian kiến trúc quy hoạch xây dựng Tp Việt trì. Tận dụng tối đa cảnh quan sông Thao và sông Lô. Như vậy phải giải toả toàn bộ cảng Việt trì, cụm công nghiệp phía nam Việt trì di chuyển cảng lên xã Cao Xá và Lê Tính, các xí nghiệp chuyển lên cụm công nghiệp rừng xanh, phù Ninh. Đất đai ven hai sông được xây dựng các công trình phục vụ du lịch, lễ hội, xây dựng các khách sạn, văn phòng. Khu trung tâm chính trị – hành chính chuyển lên khu vực xã Kim Đức, khu hiện tại chuyển giao cho Tp Việt trì. Khu di tích lịch sử Đền Hùng và rừng Đền Hùng có diện tích là 550ha, cần phải mở rộng lên 1.000 – 1.200ha, bao gồm một phần xã phù Ninh và Tiên Kiên. Tại đây ngoài khu vực rừng cấm, rừng đầu nguồn được xây dựng những khu vực bảo tồn, bảo tàng về rừng như rừng tre, rừng các cây quý hiếm được di thực về khu vực thuộc Đền Hùng, sẽ xây dựng các công trình như khu thành cổ Thăng Long, kinh thành Huế, thành nhà Hồ… dùng cho các xưởng phim Việt Nam đang thiếu các trường quay mà Tp Việt trì lại có quỹ đất. Nêu những ý tưởng và dự kiến quy hoạch xây dựng chắc chắn sẽ có nhiều hãng phim trong và ngoài nước đầu tư sẽ trở thành kinh đô điện ảnh số 1 của Việt Nam. Các khu dân cư trong Tp Việt trì nên tránh xây dựng theo tuyến phố, các tuyến giao thông nên uốn lượn theo các đồi núi, tránh san lấp nham nhở như hiện nay. Về giao thông đô thị là một vấn đề khó khăn trong thời đại xe hơi đang thịnh hành. Đô thị loại I phải có các đại lộ chính loại I rộng từ 70 – 140m. Những đại lộ hiện tại đều có bề rộng từ 33 – 34m cần được mở rộng từ đoạn nào đến đoạn nào là chính các đầu mối giao thông cần được xây dựng mở rộng như xây dựng riêng một cầu giao thông đường bộ sang Bạch Hạc, cần có một cầu nối từ Việt trì sang phía tây Hà Nội. Đây là một nhánh đường Hồ Chí Minh. Khi có cầu thì giao thông từ Việt trì về trung tâm của thủ đô Hà Nội giảm được 2km và giao thông giữa Việt trì và Hà Nội phát triển.
Việt trì thành phố lễ hội Việt trì Tp lễ hội đã được Tỉnh uỷ – HĐND tỉnh có Nghị quyết và được duyệt trong Quyết định xếp hạng đô thị loại II. Từ những Nghị quyết đến quyết định xây dựng một Tp có tính chất lễ hội các nhà nghiên cứu kiến trúc văn hoá du lịch xã hội học cần phải nghiên cứu các giải pháp tìm ra các động lực nguồn lực phát triển. Nước ta có Huế thường tổ chức Festival Huế và họ đã mời được nhiều nước đến tham dự. Đà Nẵng có Festival pháo hoa, các tỉnh phía Nam có hội đua thuyền… Tuần Châu – Quảng Ninh có Canavan (diễu hành biểu diễn). Năm 1989 – 1990 chúng tôi nghiên cứu quy hoạch Đền Hùng được Chính phủ phê duyệt. Năm 1992 đã phân tích những lễ hội gồm hai phần khác nhau. Lễ là tâm linh của mỗi người dân Việt Nam về giỗ tổ tiên. Hội là nơi vui chơi – giải trí – thư giãn. Tuy hai nhưng là một. Yếu tố dịch vụ là quan trọng nhất. Chất lượng dịch vụ càng cao thì hội thu hút càng đông người. Khi đó mới có 50 – 60 vạn người tới lễ hội Đền Hùng, ngày nay đã phát triển đến một triệu người. Tương lai sẽ phát triển lên 1,5 – 2 triệu lượt người thì giải quyết về vấn đề vệ sinh môi trường ăn nghỉ trong vòng 10 ngày là một vấn đề rất lớn và quan trọng. Giữ được khách ở lại lễ hội là cả một vấn đề khoa học. Tên của lễ hội theo thuật ngữ khoa học là gì? Chúng ta chỉ có rước kiệu và hát xoan, bơi thuyền sao? Cần phải thêm bao nhiêu phần hội nữa. Theo ý tưởng của chúng tôi nên dùng thuật ngữ Canavan, Folkler – mussic folkler là tính chất đồng quê dân gian vừa biểu diễn hành ca múa hát các bài dân ca phú Thọ và những bài hát nổi tiếng của các tỉnh trong cả nước. Đồng thời mời các đoàn múa hát dân gian các nước tham gia biểu diễn tại Đền Hùng – Việt trì mới có sức thu hút. Khách tham quan du lịch được lưu giữ ở lại Việt trì dài ngày. Tạo ra các tour trong nước và quốc tế. Muốn được như vậy cần phải đào tạo lực lượng biểu diễn và nhân lực phục vụ một cách cơ bản. Cần được đầu tư lớn về vật chất và cơ sở hạ tầng. Để trong kế hoạch 5 – 10 năm sau đạt được Việt trì là Tp lễ hội nổi tiếng cả nước và trên thế giới. trong khuôn khổ bài viết về ý tưởng quy hoạch xây dựng Tp Việt trì có những vấn đề nghiên cứu có gì sơ suất xin được tiếp thu – trao đổi – phản biện để quy hoạch Việt trì tránh được những thiếu sót không đáng có, đạt được quy hoạch Tp có nhiều yếu tố phát triển bền vững thân thiện với môi trường. |
Quy hoạch xây dựng Việt Trì trở thành đô thị loại I: Những vấn đề cần nghiên cứu trao đổi
1