Việc phát triển thủy điện trên sông Đồng Nai với mức độ dày đặc có thể khiến con sông lớn nhất Việt Nam thực sự lâm vào tình trạnh báo động. Nếu không có sự điều tiết sẽ là một trong các nguyên nhân khiến nước lũ hung hãn hơn. Hiện nay, chỉ trên nhánh sông chính Đồng Nai đã có đến chín đập thủy điện đã, đang và sẽ hoạt động gồm: Đa Nhim, Đại Ninh, Đồng Nai (2, 3, 4, 5, 6, 6A) và thủy điện Đồng Nai. trên sông Bé có sáu đập thủy điện gồm Đak Glun, Đak Glun 2, Thác Mơ, Thác Mơ mở rộng, Cần Đơn và Srok phumieng. Tại nhánh sông La Ngà cũng có đến năm thủy điện gồm Đại Nga, Hàm Thuận, Đa Mi, La Ngâu, Bảo Lộc. Số lượng thủy điện “khổng lồ” này được các nhà khoa học đánh giá đủ sức làm thay đổi nhiều mặt hệ sinh thái rừng Nam Cát Tiên, sông Đồng Nai lẫn đời sông người dân tại xung quanh lưu vực sông bị ảnh hưởng bởi công trình thủy điện. Bài học lớn từ thượng nguồn sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các thủy điện đã “ngốn” hơn 15.000 ha rừng tự nhiên. Nếu triển khai đủ 20 thủy điện này (lẽ ra là 21 nhưng thủy điện Đồng Nai 8 bị ngưng lại vì lý do tác động môi trường quá lớn) thì sông Đồng Nai sẽ oằn mình “cõng” thủy điện với mức độ dày đặc và rừng Nam Cát Tiên cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Điểm đáng chú ý là các thủy điện nếu được triển khai xếp theo kiểu bậc thang nối tiếp nhau có thể dẫn đến “hiệu ứng domino” về xả lũ và tạo lũ với những hậu quả khó lường bởi chưa có một đánh giá tác động vào trong việc vận hành chung trong việc phân phối nước và mức độ nước xả theo mùa. Ông Lương Văn Ngự, phó giám đốc sở Tài nguyên môi trường tỉnh Lâm Đồng khuyến cá “Bài học thủy điện ở A Vương, Quảng Nam là bài học cần phải phổ biến cho cả nước. Nếu để các thủy điện tràn lan thì các dòng sông tại Việt Nam, đặc biệt là các dòng sông nội địa sẽ trả giá. Người dân quanh lưu vực sông phía dưới các đập sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề.” Ông phạm Anh Đức, thạc sĩ trường Đại học Tôn Đức Thắng nghiên cứu về tác động của các hồ chứa nước của thủy điện lên nguồn tài nguyên sinh vật trên sông Đồng Nai cho biết: “Chất lượng nước tại các đập về hạ lưu được xem trên hai khía cạnh. Điều tiết nước tăng thì đẩy về hạ lưu sẽ rửa ô nhiễm tốt hơn, song cá nhân tôi thấy nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm khá nhiều tại các đập nước thủy điện, đặc biệt là tảo sinh chất độc mà thủy điện trị An là một ví dụ”. Nếu việc đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà quên đến tác động đến môi trường, sinh thái thì có lẽ cảnh báo về sự lâm nguy của sông Đồng Nai của các nhà khoa học hôm nay sẽ không còn xa trong tương lai. |
Sông Đồng Nai lâm nguy!
45