Thành lập 9 bản đồ về địa chất phục vụ xây dựng công trình biển

đề tài “nghiên cứu điểm địa chất – địa chất công trình vùng đông nam thềm lục địa việt nam phục vụ chiến lược phát triển kinh tế và xây dựng công trình biển”, do gs.tskh mai thanh tân, trường đại học mỏ địa chất cùng với cộng sự ở 7 cơ quan nghiên cứu khác nhau trên toàn quốc thực hiện, đã thành lập được bộ 9 bản đồ về địa chất công trình cho vùng đông nam thềm lục địa việt nam tỷ lệ 1:250.000, nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế và xây dựng công trình biển.

bộ 9 bản đồ bao gồm: bản đồ địa mạo, bản đồ đẳng sâu đáy pliocen, bản đồ đẳng sâu đáy đệ tứ, bản đồ đẳng dày pliocen, bản đồ đẳng dày đệ tứ, bản đồ địa chất plicon – đệ tứ, bản đồ cỏ địa lý – tướng đá, bản đồ tân kiến tạo, bản đồ địa chất công trình. các nhà khoa học đã thành công trong nghiên cứu đặc điểm kiến tạo và địa động lực, đặc điểm về cấu trúc đáy đã được mô tả khá chi tiết và đầy đủ, đồng thời phân tích đặc điểm, phân bố, đứt gãy kiến tạo và hoàn cảnh địa động lực hiện đại vùng thềm đông nam việt nam. các đơn vị kiến trúc kiến tạo cũng được xác định, phục vụ cho việc đánh giá đặc điểm địa chất công trình trong khu vực. kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vùng đông nam thềm lục địa việt nam có đặc điểm kiến tạo và địa động lực đa dạng. một trong những thành công của đề tài đã thiết lập được bản đồ theo nguyên tắc thạch học, môi trường thành tạo và tuổi, phản ánh những đặc trưng về thành phần thạch học, cổ sinh và môi trường cũng quá trình vận chuyển, lắng đọng trầm tích và các thời kì biển tiến, biển thoái. đây là một trong những cơ sở quan trọng để tiến tới thành lập bản đồ địa chất công trình vùng đông nam thềm lục địa việt nam và là cơ sở cho công tác thiết kế, xây dựng các công trình biển sau này. ngoài ra các nhà khoa học còn đi sâu phân tích các quá trình địa chất động lực liên quan đến điều kiện địa chất công trình, và tai biến địa chất xảy ra trong khu vực đông nam thềm lục địa việt nam để từ đó có cái nhìn tổng thể về điều kiện địa chất công trình trong khu vực.

kết quả nghiên cứu của đề tài đã được công bố trong 13 bài báo và 11 báo cáo đăng trong các tạp chí chuyên ngành trong nước và tại các hội nghị khoa học quốc tế./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *