trong năm 2010 tỉnh Hà Giang phấn đấu đưa thị xã Hà Giang lên quy mô Tp thuộc tỉnh. Đó là một tin vui đối với đồng bào Hà Giang cũng như bạn bè quan tâm đến vùng địa đầu cực bắc này. Vùng đất mà khi nhắc tới, ta nghĩ tới địa danh thiêng liêng – cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rồng – nơi khẳng định chủ quyền vùng phên dậu của đất nước; nơi có cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ nhưng vô cùng khắc nghiệt với bạt ngàn đá núi. Thế nhưng, những người con “sống trên đá, chết nằm trong đá” đã nỗ lực để đưa “miền núi tiến kịp miền xuôi”! phóng viên báo Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn trường Tô – Chủ tịch UBND tỉnh và ông trần Thái Sơn – Chủ tịch UBND Thị xã Hà Giang về việc nâng tầm quy hoạch để sớm có Tp cực bắc này.
Thưa ông Nguyễn trường Tô, ông có thể cho biết Hà Giang trong tương lai được quy hoạch như thế
nào? – Tháng 6/2009, thị xã Hà Giang được công nhận là đô thị loại III. trên cơ sở, nếu được công nhận là Tp thuộc tỉnh trong năm nay, Tp Hà Giang sẽ có diện tích hơn 13.530 ha, với 5 phường và 3 xã ngoại thành, dân số gần 80 nghìn người. Không gian Tp sẽ phát triển mở rộng về cả bốn hướng, đông, tây, nam, bắc, nhưng chú trọng nhiều hơn về phía bắc để gắn với vùng kinh tế phụ trợ là Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy và phía tây gắn với QL2 mới cùng KCN Bình Vàng. Theo đó, ngoài khu vực nội thị hiện nay, còn phát triển thêm 3 khu đô thị (KĐT). Đó là KĐT phía đông, gồm khu bắc và khu nam sông Miện. KĐT phía tây gồm KĐT phương Thanh và KĐT Tiến Thắng. Còn KĐT phía tây bắc bố trí tại xã phương Độ và phương Thiện. Đối với các khu trung tâm hành chính của tỉnh nằm trên địa bàn Tp vẫn giữ nguyên. Còn trung tâm hành chính Tp sẽ chuyển đến KĐTM phương Thanh. phát triển thêm hai khu dịch vụ thương mại về phía đông để tổ chức các phiên chợ lâm sản truyền thống, và cửa ngõ phía tây bắc – là nơi xây dựng các khu trung tâm thương mại lớn và siêu thị cung cấp các mặt hàng điện tử, điện máy… trong lộ trình phấn đấu từ đô thị loại III lên Tp, nhiều tuyến đường sẽ được tập trung cải tạo, nâng cấp và mở mới. Như cải tạo, nâng cấp QL4C, QL34, hệ thống đường hiện trạng tại khu trung tâm. Mở mới tuyến đường tránh QL2 về phía tây đoạn đi qua Tp, tuyến đường đôi Cầu Mè – Công viên nước Hà phương. Tuyến đường đôi cửa ngõ phía nam chính là đoạn QL2 từ cây số 5 xã Đạo Đức – huyện Vị Xuyên là cửa ngõ vào thị xã hiện nay. Và đường tránh QL2 đi cửa khẩu Thanh Thuỷ…
Thưa ông trần Thái Sơn, với tư cách là Chủ tịch UBND thị xã Hà Giang, ông có thể cho biết thị xã
đã có những bước chuẩn bị gì trong lộ trình phấn đấu lên Tp? trên cơ sở định hướng chung thì lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị được đặc biệt quan tâm. trước hết là sửa chữa, xây mới các cống rãnh thoát nước, chặt tỉa cây xanh đường phố, sửa chữa đèn đường, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp nước cũng như là nâng cấp hệ thống cây xanh công viên cũng được đầu tư như công viên trung tâm. Xây dựng cổng chào phía nam là cổng chào vào Tp. Đặt tên đường phố, tên ngõ, lắp đặt số nhà được hoàn thiện một cách cơ bản. Hoàn thiện hệ thống giao thông, dải thảm nhựa các quốc lộ đi qua nội thị, giải phóng lòng lề đường thông thoáng đảm bảo mỹ quan đô thị. Hoàn chỉnh hệ thống kè sông Lô đoạn đi qua nội thị xã, vừa chống xói lở vừa tạo điểm nhấn cho Tp bằng cách lắp đặt hệ thống đèn thắp sáng hai bên. Thị xã cũng tạo điều kiện cho việc giải toả và xây dựng nhanh nhất các công trình trọng điểm. Như trụ sở Kho bạc tỉnh, trụ sở UBND tỉnh cũng sắp hoàn thành, sắp tới sẽ có trụ sở của Viettel, Hải quan, Cục Thuế và một số công trình khác; gấp rút tiến hành xây dựng Bến xe khách phía nam. Đây cũng là những công trình nằm trong lộ trình đưa thị xã Hà Giang lên Tp thuộc tỉnh. |