theo định hướng chiến lược mà chính phủ đã phê duyệt, đến năm 2020, xi măng do tcty công nghiệp xi măng việt nam (vicem) sản xuất chiếm khoảng 45% thị phần xi măng (xm) trong nước (chưa tính phần góp vốn vào các cty liên doanh với các đối tác đầu tư nước ngoài). đây là một mục tiêu không dễ duy trì trong bối cảnh thị trường xm ngày một cạnh tranh quyết liệt.
tạo lập thế chủ động ngay từ năm 2000, vicem đã xác định rõ mục tiêu phát triển ngành. theo đó, những năm này, tcty liên tục hướng đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất các cơ sở hiện có; tiếp tục đầu tư xây dựng một số dự án xm có công suất lớn. đến nay tất cả các nhà máy xm của vicem đều có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng; bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn việt nam và quốc tế; đa dạng hoá sản phẩm xm, sản xuất phổ biến xm mác pcb 30, pcb 40, chất lượng cao, đồng thời huy động tối đa công suất của các nhà máy hiện có để đáp ứng nhu cầu xm của thị trường.
để thực hiện đầu tư đồng bộ, chủ động trong mọi tình huống, lãnh đạo vicem đã có cái nhìn xa hơn với việc tận dụng tối đa năng lực thiết bị cơ khí hiện có của các cty xm, của các cty cơ khí gia nhập tcty; kết hợp đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị để đảm bảo cung cấp phụ tùng thay thế sửa chữa cho ngành công nghiệp xi măng và vlxd, máy xây dựng… từng bước thay thế nhập khẩu; phối hợp liên kết với các đơn vị ngoài tcty để tiến tới có thể tự chế tạo thiết bị dây chuyền sản xuất xi măng, vlxd để thay thế nhập khẩu. nhờ chủ động trong công tác đầu tư, hàng loạt dây chuyền xm có công nghệ tiên tiến, hiện đại đã đi vào hoạt động như: hoàng mai, hải phòng (mới), tam điệp, bút sơn…lại đúng thời điểm nhu cầu xm tăng cao nên đã kịp thời đáp ứng nhu cầu và ổn định thị trường. ngoài ra vicem còn triển khai thêm một số dự án xm mới như: xm hà tiên 2-2, xm hoàng thạch 3, xm bỉm sơn mới, xm bình phước, trạm nghiền xm q.9… sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới.
tái cấu trúc doanh nghiệp, chiếm lĩnh thị trường, tăng hiệu quả đầu tư ông lê văn chung – chủ tịch hđqt vicem cho biết, thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển ngành xm đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, vicem phải tổ chức sản xuất và tiêu thụ xm một cách hợp lý, dần phù hợp với tổ chức sản xuất – tiêu thụ của các nước trong khu vực, đặc biệt là hệ thống tiêu thụ xm, ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh, để sản phẩm xm của tcty đủ khả năng cạnh tranh với các loại xm khác, nhằm giữ vững và mở rộng thị phần. bên cạnh đó, cũng cần đặc biệt hướng nghiên cứu phát triển sản phẩm xm với thương hiệu đã có uy tín cao trên thị trường. để đáp ứng được nhu cầu phát triển và thực hiện các biện pháp chiến lược, tcty cần phải xây dựng một cơ chế tài chính hợp lý và sử dụng cơ chế tài chính như một công cụ điều hành của mình. trên cơ sở các nguồn tài chính, cần phải có chính sách tài chính đảm bảo cân đối cho hoạt động và dự phòng các trường hợp rủi ro tác động từ bên ngoài (như khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực, trượt giá ngoại tệ…). trong tình hình hiện nay, cần tăng cường tiềm lực và sự tích tụ tập trung từ các hoạt động kinh doanh của tcty thông qua việc tập trung các nguồn qũy tập trung như, khấu hao cơ bản, đầu tư phát triển…. lợi nhuận để đầu tư vốn cho các dự án đầu tư. cùng lúc, cải thiện cơ cấu tài chính: xử lý vật tư tồn kho ứ đọng, công nợ…. một cách kiên quyết để phát huy nguồn vốn và liên doanh đầu tư, chuyển giao công nghệ.
đặc biệt, theo ông chung, cần đẩy mạnh cổ phần hoá dn theo đúng lộ trình đã định, thống nhất thị trường, thương hiệu và tái cấu trúc lại một số dn cho đồng bộ với chiến lược chung. hiện mỗi nhà máy là một thương hiệu nên dễ dẫn đến tình trạng dn mạnh lấn át dn nhỏ hơn, mặc dù chất lượng sản phẩm như nhau. như vậy sẽ gây lãng phí đầu tư, hiệu quả không cao. việc thống nhất chung một thương hiệu sẽ tạo một hiệu ứng lan tỏa rất lớn về hiệu quả đầu tư cũng như tránh lãng phí cho xã hội. cùng lúc, vicem sẽ triển khai thành lập ngân hàng cổ phần xm để làm công cụ điều tiết các mối quan hệ tài chính trong tcty, tập trung các tài khoản ngân hàng và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi với lãi suất thấp để hỗ trợ các cty con. thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước bằng việc thúc đẩy hoạt động tài chính, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, từng bước phát hành cổ phiếu có hạn mức tối đa để đảm bảo sự điều tiết của nhà nước. khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của tcty. tranh thủ sự đầu tư, đàm phán các điều kiện vay vốn tốt nhất với các ngân hàng trong các khoản vay trung hạn và dài hạn. |
Thống nhất trong thương hiệu Vicem
3