– muốn giảm xe gắn máy chỉ có cách “xoá trắng” tp.hcm để quy hoạch lại. không còn cách nào khác, phải chấp nhận sống chung với xe máy và tìm cách phát triển, hoàn thiện dần hệ thống vận tải hành khách công cộng.
hạn chế ôtô, taxi phát biểu vào ngày làm việc đầu tiên (12/11) tại hội thảo quốc tế về phát triển giao thông đô thị bền vững ở các thành phố của các nước đang phát triển lần thứ 13 (codatu 13), một chuyên gia người anh thuộc tập đoàn mouchel nói: “người ta đổ thừa xe gắn máy là nguyên nhân chủ yếu gây kẹt xe tại vn. và người ta nghĩ đến việc hạn chế xe gắn máy. nhưng, có một điều còn nguy hại hơn là người dân sẽ chuyển sang đi xe hơi”.
theo tính toán của chuyên gia này, tại tp.hcm, xe gắn máy chiếm 80% nhu cầu đi lại của người dân. trung bình một xe gắn máy chở 1,14 người. trong một giờ, trên một tuyến đường, dòng xe gắn máy thuần nhất có thể chở được hơn 12.000 người, lớn hơn rất nhiều so với khả năng chuyên chở của xe ôtô. với phương tiện xe hai bánh, người dân có thể tiếp cận đến hầu hết các điểm đến một cách nhanh chóng, tiện lợi vào bất cứ thời điểm nào khi cần thiết. xe gắn máy vừa trở thành “đôi chân nối dài” vừa là phương tiện mưu sinh chính của người dân. tuy nhiên, ts phùng mạnh tiên, phân viện khoa học công nghệ giao thông vận tải phía nam đưa ra thông tin đáng lo ngại: tốc độ di chuyển của xe gắn máy hai bánh vào giờ cao điểm chỉ còn khoảng 10 km/h. bên cạnh đó, xe gắn máy cũng là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. tình trạng ô nhiễm ở khu vực nội đô ngày càng cao có phần “đóng góp” của xe gắn máy. “nhiều người dựa vào việc sở hữu chiếc xe đắt tiền mà hãnh diện với thiên hạ. chính điều này làm hạn chế sự phát triển của giao thông công cộng” – ts tiến nói.
nhưng ts tiến cũng thừa nhận: muốn xây dựng hệ thống giao thông công cộng tại tp.hcm tốt như thành phố lyon, singapore, hongkong, phải mất ít nhất 20-30 năm. chính vì vậy, trước mắt phải chấp nhận ý tưởng phát triển giao thông công cộng kết hợp với giao thông cá nhân. phải xây dựng đường dành riêng cho xe máy, không nên cấm xe máy. ông nguyễn tất thắng, sở quy hoạch kiến trúc tp.hcm cho rằng cần phải hạn chế phát triển dịch vụ taxi vì đây là loại phương tiện có năng lực vận chuyển hành khách thấp trong khi hệ số sử dụng đường lớn. thay vào đó, nên phát triển loại hình dịch vụ mini buýt để phù hợp với điều kiện đường sá của thành phố. giao thông bất cập, thiệt hại 14 ngàn tỷ đồng tình trạng giao thông “bát nháo”, “rối tinh, rối mù” như hiện nay tại tp.hcm là hệ quả của việc “bất đồng” trong quản lý các lĩnh vực liên quan đến đô thị.
ông nguyễn trọng hòa, giám đốc sở quy hoạch kiến trúc tp.hcm cho biết, những lĩnh vực quản lý đô thị hầu như chưa được nghiên cứu trong mối quan hệ gắn kết với nhau để thành phố phát triển một cách hài hoà. tại tp.hcm, dân cư tập trung quá đông trong nội thành với mật độ cao tạo áp lực lên hệ thống giao thông vốn chỉ dành cho 3-4 triệu dân sinh sống. tuy nhiên, cho đến nay, phát triển giao thông thường đi sau trong quá trình đầu tư xây dựng tại nhiều khu dân cư mới dẫn đến những hạn chế trong phát triển thành phố theo quy hoạch dự kiến. “những trở ngại này bắt nguồn từ công tác thực thi quy hoạch chưa mang tính liên ngành, cũng như chưa nghiên cứu và ban hành chính sách phát triển thành phố trên bình diện tổng thể và đồng bộ” – ông hoà khẳng định.
ông nguyễn tất thắng cũng thất vọng chỉ ra: từ năm 1975 đến nay, tp.hcm đã qua bốn lần thay đổi quy hoạch sử dụng đất, nhưng quy hoạch sau không kế thừa quy hoạch trước dẫn đến tình trạng manh mún, không đồng bộ. “xoá trắng, quy hoạch lại thành phố mới giảm được xe hai bánh”– ông thắng nói. “tổng thiệt hại do giao thông bất hợp lý gây ra lên đến 14 ngàn tỷ đồng”– pgs, ts phạm xuân mai, trưởng khoa kỹ thuật giao thông đh bách khoa tp.hcm cho biết. đối diện với rủi ro nhóm chuyên gia người pháp của vùng rhône- alpes đưa ra những khuyến cáo và sai lầm cần tránh khi triển khai hệ thống giao thông công cộng tại tp.hcm trong tương lai.
theo đó, tp.hcm cần tổ chức một cơ quan quản lý chung cho các loại hình vận tải hành khách công cộng như xe buýt, metro, xe điện mặt đất… nếu không muốn xảy ra tình trạng “xung đột quyền lợi”. ngân sách nhà nước cũng cần phải trợ giá cho loại hình vận tải hành khách công cộng. ông bernarld rivalta, chủ tịch systral (pháp) nói ngay cả ở thành phố lyon, nguồn thu từ loại hình vận tải khách công cộng chỉ đáp ứng 20% chi phí. ông bernarld rivalta cho rằng, chính quyền tp.hcm nên tận dụng nguồn kinh phí bù lỗ cho ngân sách bằng cách cho phép quảng cáo trên hệ thống xe buýt; kêu gọi thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào lĩnh vực vận tải khách công cộng; đấu thầu quyền khai thác các tuyến xe buýt; thu giá vé cao hơn đối với những tuyến xe buýt đông khách. “tuy đây là điều cần thiết nhưng không phải là phép màu” – ông bernarld rivalta nhấn mạnh.
theo ông david margonstern (paddi vn) chính quyền tp.hcm đang vấp phải những khó khăn trong việc phát triển bền vững hệ thống giao thông công cộng. đó là: thiếu kinh nghiệm quản lý, các dự án phức tạp và thời gian thực hiện dự án thường kéo dài. daniel cukierman, giám đốc điều hành công ty veolia khu vực châu á cho rằng, thực trạng giao thông tại tp.hcm hiện nay khá giống với tình trạng của bắc kinh. ông daniel cukierman nói ngành giao thông tại tp.hcm không nên quá lạc quan vì cho rằng hệ thống xe buýt tuy chỉ có 3.000 chiếc nhưng có thể vận chuyển 1 triệu lượt hành khách/ngày. ông daniel cukierman cho biết, ở lyon, tuy chỉ có 2.000 xe buýt nhưng một ngày có thể chuyên chở 2,5 triệu khách. các chuyên gia pháp cũng khuyến cáo rằng: trong tương lai, tp.hcm sẽ gặp phải nhiều rủi ro nếu không biết kết hợp tốt và xây dựng đồng bộ các loại hình vận tải khách công cộng. điều đó có thể dẫn đến kinh phí đầu tư nhiều nhưng hậu quả đem lại không bao nhiêu.
|