gần 1.000 hộ kinh doanh tại chợ ga vinh hết sức hoang mang không biết “số phận” của mình sẽ ra sao khi nghe thông tin tp vinh có chủ trương phá khu chợ sầm uất này xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ chung cư 27 tầng.
tiểu thương hoang mang
vào dịp cuối năm lượng hàng hóa đổ về chợ ga vinh ngày càng nhiều, cảnh mua bán diễn ra khá tấp nập, các hộ kinh doanh đang gom hàng chuẩn bị phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tp vinh trong dịp tết kỷ sửu. chị đặng thị xuân, chủ ki-ốt 26, mặt tiền đường trường chinh nói: “trước đây chồng tôi làm việc ở cty xây dựng số 2, nghỉ chế độ nhận được một số tiền hai vợ chồng quyết định đầu tư vào mua quầy hàng để kinh doanh. giờ cả bốn miệng ăn của gia đình đều trông chờ việc bán hàng, nếu thành phố “bán” chợ thì không biết lấy gì để sinh sống”.
hoang mang là tâm trạng chung của tất cả tiểu thương đang kinh doanh tại chợ ga vinh hiện nay. chị vi thị thắm, quầy số 70, tầng i bức xúc: “năm 1994 tôi mua lại ki-ốt hết 50 triệu đồng. hiện việc kinh doanh khá ổn định, thu nhập cả gia đình đều trông vào quầy hàng. khi mua chúng tôi tin tưởng vào chủ trương xây dựng chợ ổn định, lâu dài. giờ nếu mất ki-ốt không biết lấy đâu tiền để nuôi con ăn học và sinh sống. nếu thế này thì không ai dại gì bỏ tiền ra đầu tư”.
thông tin chợ ga vinh sẽ trở thành khu chung cư và trung tâm thương mại không chỉ gây sốc đối với hàng ngàn hộ dân đang kinh doanh trực tiếp tại chợ mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của hàng chục ngàn hộ dân sống xung quanh khu vực này. bởi theo họ, nếu bố trí vào kinh doanh trong trung tâm thương mại thì việc kinh doanh cũng sẽ phải khác chợ; và cũng “chẳng ai đi chợ trong trung tâm thương mại” – như lời của một người dân sống cạnh chợ ga vinh.
ông nguyễn quốc hùng, chủ tịch nghiệp đoàn chợ ga vinh cho biết: “chợ ga vinh là một trong những chợ có quy mô, đẹp nhất tỉnh nghệ an, sau 14 năm sử dụng chưa có biểu hiện xuống cấp. hiện nay lượng khách ngày càng đông, việc kinh doanh của các tiểu thương đều có lãi. vì vậy chúng tôi không hiểu vì lý do gì mà thành phố lại có chủ trương “dẹp bỏ” một công trình đang sử dụng tốt, là nguồn sống chính của cả ngàn tiểu thương đang kinh doanh cũng như nhiều người dân sống trong khu vực”.
chợ xây từ tiền dân
chợ ga vinh được khởi công xây dựng vào ngày 4/3/1993 trên tổng diện tích 12.240m2, hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 30/4/1994. chợ được xây dựng từ vốn ngân sách 534 triệu đồng, vốn vay ngân hàng 3,443 tỷ đồng và nguồn vốn huy động của các tiểu thương 12,656 tỷ đồng. tuy nhiên, theo quyết định số 2695/qđ-ub ngày 17/10/1995 của ubnd tỉnh nghệ an, tổng quyết toán vốn đầu tư xây dựng chợ ga vinh là 12,48125 tỷ đồng. như vậy, có thể khẳng định nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ đều do các tiểu thương đóng góp.
trao đổi với chúng tôi, ông nguyễn văn hạ, trưởng bql chợ ga vinh cho biết: “nguồn vốn xây dựng chợ đều do người dân đóng góp, hiện nay việc kinh doanh của các hộ dân khá ổn định. năm 2007 tổng thu thuế môn bài, kinh doanh mà chi cục thuế thu từ các hộ kinh doanh là 885 triệu đồng; phí bql chợ thu là 1,821 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách nhà nước 310 triệu. các hộ kinh doanh đều không đồng ý “bán chợ” để xây tòa tháp đôi vì lo sợ khi chuyển sang mô hình hoạt động mới quyền lợi không được đảm bảo, việc kinh doanh gặp khó khăn”.
người dân ở đây đặt câu hỏi: việc phá chợ để xây dựng trung tâm thương mại, phải chăng tp vinh chạy theo mốt của hà nội bây giờ. và nhiều ví dụ điển hình khác về việc phá chợ xây trung tâm thương mại như ở hải phòng, việt?trì, đà nẵng… rồi để không. vì vậy, với điều kiện hạ tầng ở vinh, phải xem lại chủ trương này.
việc xây dựng một khu trung tâm thương mại lớn ở phía tây tp vinh là một chủ trương đúng, đáp ứng được yêu cầu của một đô thị loại 1, trung tâm của khu vực bắc trung bộ. tuy nhiên, chính quyền tp vinh cần cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng sao cho hợp lý để tránh lãng phí không đáng có cho nhà nước cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân.
|
TP Vinh chạy theo “mốt” ?
5
Bài trước