Trên công trường xây dựng Nhà máy thủy điện A Vương





Giữa đại ngàn Trường Sơn, khí hậu những ngày cuối năm càng thêm giá buốt, vậy mà những chiếc áo của người thợ lắp máy LILAMA, Trung tâm thí nghiệm điện 3 vẫn ướt đẫm mồ hôi.

Trên công trường xây dựng Nhà máy thủy điện A Vương
Đóng điện vận hành tổ máy số 1,Nhà máy thủy điện A Vương.




Sau gần hai nghìn ngày đêm (lúc cao điểm có hơn năm nghìn người) lao động miệt mài trong lòng núi hai tổ máy của Nhà máy thủy điện A Vương đã đi vào vận hành, hòa lưới điện quốc gia vượt tiến độ đề ra hơn năm tháng.




Sau mốc quan trọng nút cống dẫn dòng, tích nước lòng hồ vào ngày 14-7-2008, các đơn vị thi công trên công trình xây dựng Nhà máy thủy điện A Vương phát động đợt thi đua “Lao động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần thứ ba trên công trường.




Các đơn vị nhà thầu đã huy động cao nhất lực lượng xe máy, thiết bị, nhân lực làm việc ba ca liên tục, kể cả ngày lễ, chủ nhật để hoàn thành các hạng mục đã cam kết. Ðây là đợt thi đua lao động nước rút, quyết liệt có tính quyết định đến tiến độ phát điện tổ máy số 1.




Ðến giữa tháng 10-2008, sau khi đăng ký, thỏa thuận với Trung tâm Ðiều độ điện quốc gia, Công ty cổ phần thủy điện A Vương tổ chức đóng điện tổ máy số 1, vượt kế hoạch đề ra 70 ngày, trước sự ngỡ ngàng của các chuyên gia. Vì sau khi bị thiệt hại lớn do các trận lũ năm 2006 và 2007, các đơn vị thiết kế, chuyên gia tư vấn nước ngoài đều cho rằng, thời gian phát điện tổ máy số 1, nhanh nhất cũng phải là vào tháng 4-2009.




Chúng tôi đã được vinh dự có mặt trên công trường chứng kiến những nét mặt căng thẳng, đẫm ướt mồ hôi, hồi hộp chờ đợi thời khắc nhấn nút hòa lưới điện quốc gia và chia sẻ sự vui mừng từ ánh mắt sáng ngời của những người thợ trẻ, sau khi các thông số kỹ thuật do các đồng hồ báo dòng điện đã ổn định.




Trong tiếng ầm ào của tổ máy số 1, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần thủy điện A Vương, Nguyễn Văn Lê cho biết: “Phong trào thi đua lao động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã ăn sâu vào máu của cán bộ, công nhân. Ðến nay, chúng tôi đã tổ chức phát động bốn đợt thi đua trên công trường. Nhà máy thủy điện  A Vương là công trình đầu tiên của cả nước được áp dụng cơ chế 797-400 của Chính phủ về rút gọn một số thủ tục đầu tư, đã tạo điều kiện cho nhà máy sớm đi vào thi công và vận hành. Ðây cũng là công trình xây dựng nhà máy thủy điện do Việt Nam thiết kế và chế tạo hơn 3.500/ 6.500 tấn thiết bị cơ khí thủy công. Công trình hoạt động, điều hành theo mô hình công ty cổ phần, huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn để xây dựng.




Công trình thủy điện A Vương có nhiều hạng mục xây dựng lập kỷ lục trong thi công, để lại nhiều dấu ấn. Cơn lũ năm 2006 cuốn trôi hơn 100 tấn thiết bị, trong đó có hàng chục tấn thép đặc dụng phải nhập ngoại, gây thiệt hại và làm chậm thời gian hoàn thành công trình. Ðể bảo đảm tiến độ, công ty phải mạnh dạn chọn giải pháp đột phá, kết hợp giữa phần xây và phần lắp đặt thiết bị, thi công xen kẽ giữa xây và lắp. Trong khi gian nhà máy chỉ mới có bốn trụ bê-tông vừa đủ tuổi, đơn vị đã cho lắp dầm cầu trục gian máy và hàng loạt biện pháp đặc biệt được áp dụng, để đưa cần cẩu 200 tấn vào hoạt động, bảo đảm tiến độ lắp đặt thiết bị. Có lúc, đơn vị đã phải nhờ một tiểu đoàn công binh với hơn 300 cán bộ, chiến sĩ lên công trường tham gia kè đá, thời gian hơn một tháng để bảo đảm công tác tích nước hồ chứa đúng kế hoạch đề ra.




Nhà máy thủy điện A Vương có công suất 210 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm 815 triệu kW giờ, vốn đầu tư gần bốn nghìn tỷ đồng, là công trình trọng điểm ở miền trung. Công trình xa dân, nằm sâu trong rừng nguyên sinh, các công trình đầu mối và đập chính nằm trên sông A Vương, còn nhà máy thủy điện đặt bên dòng sông Bung, thuộc địa phận hai xã Mà Cooih, huyện Ðông Giang và xã Dang, thuộc huyện Tây Giang (Quảng Nam).




Từ tuyến đập chính đến nơi đặt nhà máy thủy điện cách nhau gần 40 km và cách xa đường Hồ Chí Minh 12 km, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, công trường dường như tách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài. Nhà máy thủy điện A Vương có đường ống áp lực đường kính rộng 5,5 m, dài 600 m, có độ dốc lớn nhất trong các công trình thủy điện tại Việt Nam là 46 độ.




Hạng mục đường hầm dẫn dòng xuyên qua núi dài hơn 5,2 km, đường kính rộng 5m, do Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI) và Lũng Lô thi công.




Kỹ sư Lê Văn Chinh, Chỉ huy trưởng LICOGI nói với chúng tôi: Lần đầu tiên đơn vị tham gia thi công xây dựng đường hầm. Công việc mới mẻ, phức tạp khi nhận nhiệm vụ ai cũng lo! Ðảng viên trẻ Lê Ðình Lam, kỹ sư, công nhân quốc phòng, Chỉ huy trưởng Công ty Xây dựng Lũng Lô (Bộ Quốc phòng) nói: Con đường hầm dẫn nước xuyên núi, rộng 5m, có chiều dài bằng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được hai đơn vị thi công đã thông đúng tiến độ và chính xác gần như tuyệt đối mà không cần chuyên gia nước ngoài.




Ngày thông hầm kỹ thuật giữa hai đơn vị, chúng tôi đã may mắn có mặt tại đường hầm, chia vui cùng các anh. Trong buổi lễ mừng công không hoa, không rượu, không diễn văn, chỉ có những cái bắt tay thật chặt, những ánh mắt sáng ngời niềm vui, chia sẻ thành quả lao động âm thầm trong lòng núi ẩm ướt và giá lạnh!




Nhiều kỹ sư trẻ của LICOGI vinh dự đứng vào hàng ngũ của Ðảng ngay trên công trường như Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Viết Ngọc.




Ðã hơn 9 giờ mà sương mù vẫn còn bảng lảng trên dòng sông Bung, vương trên các ngọn cây, sườn núi. Anh Nguyễn Anh Bắc, Chỉ huy trưởng Công ty cổ phần Lilama 45-3, thổ lộ: Sau khi tổ máy số 1 phát điện, trên công trường hơn 120 cán bộ, công nhân, lại tập trung thả rô-to, lắp giá kỹ thuật tổ máy số 2, lắp đặt tua-bin, tất cả cho ngày đóng điện tổ máy số 2 vào ngày 28-12-2008.




Bên khối sắt hình vòng tròn như chiếc bánh xe khổng lồ, được cần cẩu thả từ từ xuống giếng đặt tua-bin, anh Trương Thanh Thắng, quê ở Quảng Nam, đội trưởng lắp đặt tua-bin, tâm sự: Có mặt ở A Vương từ năm 2005, đã qua hai cái Tết ở lại công trường. Công việc lắp máy của chúng tôi không cho phép để xảy ra sai sót, dù rất nhỏ. Chúng tôi phối hợp với các kỹ sư của Trung tâm thí nghiệm Ðiện 3 căn chỉnh các thông số kỹ thuật, bảo đảm an toàn, chính xác tuyệt đối. Ðặc biệt là giếng tua-bin và máy phát. Năm nay, chúng tôi xác định lại thêm một cái Tết nữa ở công trường, để nhà máy vận hành phát điện, bảo đảm thông suốt!




Những ngày đầu năm 2009, rừng Trường Sơn vẫn một màn mưa trắng xóa, tổ máy số 1, Nhà máy thủy điện A Vương  phát điện đạt sản lượng 150 triệu kW giờ, tổ máy số 2 cũng đã hòa lưới điện quốc gia. Các chàng trai “làm thủy điện” vẫn bám trụ ở lại vui Tết giữa núi rừng không một chút đắn đo. Sự có mặt của các anh, bảo đảm cho dòng điện an toàn.







Sau gần hai nghìn ngày đêm (lúc cao điểm có hơn năm nghìn người) lao động miệt mài trong lòng núi hai tổ máy của Nhà máy thủy điện A Vương đã đi vào vận hành, hòa lưới điện quốc gia vượt tiến độ đề ra hơn năm tháng.




Sau mốc quan trọng nút cống dẫn dòng, tích nước lòng hồ vào ngày 14-7-2008, các đơn vị thi công trên công trình xây dựng Nhà máy thủy điện A Vương phát động đợt thi đua “Lao động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần thứ ba trên công trường.




Các đơn vị nhà thầu đã huy động cao nhất lực lượng xe máy, thiết bị, nhân lực làm việc ba ca liên tục, kể cả ngày lễ, chủ nhật để hoàn thành các hạng mục đã cam kết. Ðây là đợt thi đua lao động nước rút, quyết liệt có tính quyết định đến tiến độ phát điện tổ máy số 1.




Ðến giữa tháng 10-2008, sau khi đăng ký, thỏa thuận với Trung tâm Ðiều độ điện quốc gia, Công ty cổ phần thủy điện A Vương tổ chức đóng điện tổ máy số 1, vượt kế hoạch đề ra 70 ngày, trước sự ngỡ ngàng của các chuyên gia. Vì sau khi bị thiệt hại lớn do các trận lũ năm 2006 và 2007, các đơn vị thiết kế, chuyên gia tư vấn nước ngoài đều cho rằng, thời gian phát điện tổ máy số 1, nhanh nhất cũng phải là vào tháng 4-2009.




Chúng tôi đã được vinh dự có mặt trên công trường chứng kiến những nét mặt căng thẳng, đẫm ướt mồ hôi, hồi hộp chờ đợi thời khắc nhấn nút hòa lưới điện quốc gia và chia sẻ sự vui mừng từ ánh mắt sáng ngời của những người thợ trẻ, sau khi các thông số kỹ thuật do các đồng hồ báo dòng điện đã ổn định.




Trong tiếng ầm ào của tổ máy số 1, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần thủy điện A Vương, Nguyễn Văn Lê cho biết: “Phong trào thi đua lao động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã ăn sâu vào máu của cán bộ, công nhân. Ðến nay, chúng tôi đã tổ chức phát động bốn đợt thi đua trên công trường. Nhà máy thủy điện  A Vương là công trình đầu tiên của cả nước được áp dụng cơ chế 797-400 của Chính phủ về rút gọn một số thủ tục đầu tư, đã tạo điều kiện cho nhà máy sớm đi vào thi công và vận hành. Ðây cũng là công trình xây dựng nhà máy thủy điện do Việt Nam thiết kế và chế tạo hơn 3.500/ 6.500 tấn thiết bị cơ khí thủy công. Công trình hoạt động, điều hành theo mô hình công ty cổ phần, huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn để xây dựng.




Công trình thủy điện A Vương có nhiều hạng mục xây dựng lập kỷ lục trong thi công, để lại nhiều dấu ấn. Cơn lũ năm 2006 cuốn trôi hơn 100 tấn thiết bị, trong đó có hàng chục tấn thép đặc dụng phải nhập ngoại, gây thiệt hại và làm chậm thời gian hoàn thành công trình. Ðể bảo đảm tiến độ, công ty phải mạnh dạn chọn giải pháp đột phá, kết hợp giữa phần xây và phần lắp đặt thiết bị, thi công xen kẽ giữa xây và lắp. Trong khi gian nhà máy chỉ mới có bốn trụ bê-tông vừa đủ tuổi, đơn vị đã cho lắp dầm cầu trục gian máy và hàng loạt biện pháp đặc biệt được áp dụng, để đưa cần cẩu 200 tấn vào hoạt động, bảo đảm tiến độ lắp đặt thiết bị. Có lúc, đơn vị đã phải nhờ một tiểu đoàn công binh với hơn 300 cán bộ, chiến sĩ lên công trường tham gia kè đá, thời gian hơn một tháng để bảo đảm công tác tích nước hồ chứa đúng kế hoạch đề ra.




Nhà máy thủy điện A Vương có công suất 210 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm 815 triệu kW giờ, vốn đầu tư gần bốn nghìn tỷ đồng, là công trình trọng điểm ở miền trung. Công trình xa dân, nằm sâu trong rừng nguyên sinh, các công trình đầu mối và đập chính nằm trên sông A Vương, còn nhà máy thủy điện đặt bên dòng sông Bung, thuộc địa phận hai xã Mà Cooih, huyện Ðông Giang và xã Dang, thuộc huyện Tây Giang (Quảng Nam).




Từ tuyến đập chính đến nơi đặt nhà máy thủy điện cách nhau gần 40 km và cách xa đường Hồ Chí Minh 12 km, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, công trường dường như tách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài. Nhà máy thủy điện A Vương có đường ống áp lực đường kính rộng 5,5 m, dài 600 m, có độ dốc lớn nhất trong các công trình thủy điện tại Việt Nam là 46 độ.




Hạng mục đường hầm dẫn dòng xuyên qua núi dài hơn 5,2 km, đường kính rộng 5m, do Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI) và Lũng Lô thi công.




Kỹ sư Lê Văn Chinh, Chỉ huy trưởng LICOGI nói với chúng tôi: Lần đầu tiên đơn vị tham gia thi công xây dựng đường hầm. Công việc mới mẻ, phức tạp khi nhận nhiệm vụ ai cũng lo! Ðảng viên trẻ Lê Ðình Lam, kỹ sư, công nhân quốc phòng, Chỉ huy trưởng Công ty Xây dựng Lũng Lô (Bộ Quốc phòng) nói: Con đường hầm dẫn nước xuyên núi, rộng 5m, có chiều dài bằng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được hai đơn vị thi công đã thông đúng tiến độ và chính xác gần như tuyệt đối mà không cần chuyên gia nước ngoài.




Ngày thông hầm kỹ thuật giữa hai đơn vị, chúng tôi đã may mắn có mặt tại đường hầm, chia vui cùng các anh. Trong buổi lễ mừng công không hoa, không rượu, không diễn văn, chỉ có những cái bắt tay thật chặt, những ánh mắt sáng ngời niềm vui, chia sẻ thành quả lao động âm thầm trong lòng núi ẩm ướt và giá lạnh!




Nhiều kỹ sư trẻ của LICOGI vinh dự đứng vào hàng ngũ của Ðảng ngay trên công trường như Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Viết Ngọc.




Ðã hơn 9 giờ mà sương mù vẫn còn bảng lảng trên dòng sông Bung, vương trên các ngọn cây, sườn núi. Anh Nguyễn Anh Bắc, Chỉ huy trưởng Công ty cổ phần Lilama 45-3, thổ lộ: Sau khi tổ máy số 1 phát điện, trên công trường hơn 120 cán bộ, công nhân, lại tập trung thả rô-to, lắp giá kỹ thuật tổ máy số 2, lắp đặt tua-bin, tất cả cho ngày đóng điện tổ máy số 2 vào ngày 28-12-2008.




Bên khối sắt hình vòng tròn như chiếc bánh xe khổng lồ, được cần cẩu thả từ từ xuống giếng đặt tua-bin, anh Trương Thanh Thắng, quê ở Quảng Nam, đội trưởng lắp đặt tua-bin, tâm sự: Có mặt ở A Vương từ năm 2005, đã qua hai cái Tết ở lại công trường. Công việc lắp máy của chúng tôi không cho phép để xảy ra sai sót, dù rất nhỏ. Chúng tôi phối hợp với các kỹ sư của Trung tâm thí nghiệm Ðiện 3 căn chỉnh các thông số kỹ thuật, bảo đảm an toàn, chính xác tuyệt đối. Ðặc biệt là giếng tua-bin và máy phát. Năm nay, chúng tôi xác định lại thêm một cái Tết nữa ở công trường, để nhà máy vận hành phát điện, bảo đảm thông suốt!




Những ngày đầu năm 2009, rừng Trường Sơn vẫn một màn mưa trắng xóa, tổ máy số 1, Nhà máy thủy điện A Vương  phát điện đạt sản lượng 150 triệu kW giờ, tổ máy số 2 cũng đã hòa lưới điện quốc gia. Các chàng trai “làm thủy điện” vẫn bám trụ ở lại vui Tết giữa núi rừng không một chút đắn đo. Sự có mặt của các anh, bảo đảm cho dòng điện an toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *