Các nhà tư vấn nước ngoài khi vào Việt Nam thường mang theo ý tưởng độc đáo và công nghệ mới. Điều này là một thế mạnh, nhưng không phải lúc nào thế mạnh đó cũng được phát huy.
Từ khi mới vào Việt Nam, chúng tôi luôn đưa yếu tố xanh vào công trình của mình, tuy nhiên hầu hết những yếu tố đó đều không được chủ đầu tư chấp thuận bởi để có được không gian xanh, sẽ phải lấy của họ quá nhiều diện tích kinh doanh, trong khi họ luôn phải đặt yếu tố kinh tế lên hàng đầu, mỗi m2 diện tích mang giá trị rất lớn, chủ đầu tư luôn tận dụng tối đa để kinh doanh thu lợi. Điều đầu tiên chủ đầu tư quan tâm là họ sẽ bỏ ra bao nhiêu, sẽ thu lại bao nhiêu và trong khoảng thời gian bao lâu.
Các nhà tư vấn nước ngoài khi vào Việt Nam thường mang theo các ý tưởng độc đáo và công nghệ mới. Điều này là một thế mạnh nhưng không phải lúc nào cũng được phát huy. Khach sạn M park – Hà Nội, chủ đầu tư là công ty Gia Lộc phát là môt ví dụ. Ý tưởng sử dụng kết cấu mới, hình dạng rất đặc biệt. Kết cấu mới này đòi hỏi chi phí cao hơn bình thường bởi cả tòa nhà chủ yếu dựa trên kết cấu bề ngoài bằng hệ giàn không gian, vỏ bọc cứng và lõi nhỏ bên trong. Tất cả kết cấu bên trong đều bám vào vỏ ngoài và phần lõi bên trong chịu lực chính. Khi thi tuyển, chủ đầu tư đã duyệt, nhưng sau thời gian cân nhắc, chủ đâu tư đã không thể thực hiện nguyên mẫu thiết kế bởi vấn đề kinh phí. Sau đó, bên chúng tôi phải đưa ra phương án chuyển đổi, điều này làm mất đi sự đặc biệt và độ sang trọng cho công trình.
Vào Việt Nam, với những tập quán và thói quen sinh hoạt của người dân nơi đây, khi thiết kế những công trình dạng như chung cư bình thường, chúng tôi không dám đưa ra những thiết kế quá sang trọng, môt phần vì yếu tố kinh tế, nhưng cũng một phần bởi thói quen cua người dân. Một số dự án được cho là táo bạo lại không được chấp nhận.
Với những tòa nhà chúng tôi thiết kế, nhất là những tòa nhà cao tầng thường sử dụng rất nhiều kính để tận dụng tầm view đẹp, tạo khoảng mở và không gian thoáng. Để hạn chế ánh nắng chiếu vào, cần sử dụng tấm năng lượng mặt trời, để cung cấp năng lượng cho tòa nhà và cũng là để chắn nắng. Tuy nhiên, người Việt lại chưa quen với việc này. Thói quen của chúng ta la dùng ban công mở, bên chúng tôi khi đưa ra dạng ban công khép kín, phủ mặt ngoài bằng kính, dùng hệ kính mở toàn bộ, vừa để sử dụng thêm diện tích này, vừa an toàn, nhưng cũng ít được đồng thuận.
Một khó khăn khác khá điển hình, đó là vấn đề vật liệu hoàn thiện. Có nhiều vật liệu, ở các nước khác tìm kiếm rất đơn giản, nhưng ở Việt Nam không có. Khi làm một dự án trong khu đô thị cao cấp, chúng tôi yêu cầu một tấm gương lớn rộng 3m, cao 2.5m, gắn trên một tấm gỗ chịu nước, họ không biết tìm ở đâu loại gỗ chịu nước đó, không biết liên kết gương đó và bảng gỗ đó với tường, trong khi ở Singapore việc đó rất đơn giản.
Bản thân tôi, mặc dù chưa thông thạo đường xá Việt Nam đôi khi vẫn phải tự đi tìm vật liệu mình cần. Đôi khi phải chấp nhận chọn một loại vật liệu khác mà Việt Nam có chứ không thể theo hoàn toàn chủ đích của mình. Vật liệu phải thay đổi là chuyện thường thấy. Tiếp tục với những tòa nhà cao cấp, khi làm nhà mẫu chúng tôi gặp rất nhiều rắc rối. Thứ nhất là vật liệu chỉ định, bên chủ đầu tư nói hãy chỉ định những thiết bị tốt nhất, sang trọng nhất. Với thiết bị vệ sinh, chúng tôi chỉ định Kohler, nhưng sau đấy chủ đầu tư nói Kohler rất đắt và rất khó kiếm tại Việt Nam, gạch lát cũng thế, đều phải thay đổi lại chỉ định vật liệu do tại Việt Nam không có. Nếu nhập lẻ từ nước ngoài thì lại rất khó và phức tạp. Vật liệu đã khó kiếm, tuy nhiên kỹ thuật thi công tại Việt Nam cũng còn rất hạn chế. Thiết kế muốn thế này, nhưng thợ không thể thi công được. Độ tinh của thợ cũng chưa được cao. Khi thiết kế cầu thang với mặt bậc và lan can kính, chúng tôi đã đưa ra một thiết kế với kiểu dáng sang trọng, hiện đại, hình thức này đã được làm trên thực tế, nhất là ở các nước châu Âu, nhưng khi thiết kế cho dự án tại Việt Nam, chủ đầu tư không thể tìm được một nhà thầu nào làm được thang kính như thế, vì lý do đó, chúng tôi lại phải thay đổi thiết kế, không được hoàn hảo như ý tưởng đưa ra ban đầu. Kenneth Loh Kai Teck |