trước thực trạng hạ tầng các đô thị yếu kém hiện nay, cần phải ưu tiên đầu tư hàng đầu cho phát triển giao thông đô thị và xử lý chất thải.
Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020 Thực hiện đầu tư 2 tuyến tàu điện ngầm tại Hà Nội và Tp.HCM đã được cam kết vốn của các nhà tài trợ, xúc tiến nguồn vốn để đầu tư 14 tuyến quan trọng khác của 2 Tp này. Huy động các nguồn vốn ngoài nhà nước để đầu tư các tuyến đường bộ khu vực, các tuyến vành đai của các Tp lớn trực thuộc trung ương. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các đô thị; định hướng phát triển cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; định hướng chiến lược quản lý chất thải rắn, vệ sinh môi trường. Hoàn thành các điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đến năm 2020 của các đô thị từ loại IV trở lên. Huy động các nguồn lực để nâng cao độ phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng tại các đô thị được phê duyệt, đảm bảo quy hoạch đi trước một bước phục vụ yêu cầu của các nhà đầu tư. Đến năm 2010 nhà ở đô thị đạt 15m2/người (hiện nay là 13m2/người); Đô thị từ loại III trở lên 100% số dân được cung cấp nước sạch với tiêu chuẩn 150 lít/người/ngày, đô thị loại IV cung cấp đủ nước sạch cho 90% số dân với tiêu chuẩn 120 lít/người/ngày, đô thị loại V cung cấp đủ nước sạch cho 80% dân số với tiêu chuẩn 100lít/người/ngày; Các đô thị từ loại III trở lên có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, tỷ lệ phục vụ đạt 80 – 90% diện tích. Tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh chất thải sinh hoạt và công nghiệp đạt 90 – 100% (hiện nay tỷ lệ thu gom đạt 80%, tỷ lệ xử lý hợp vệ sinh đạt khoảng 20%), chất thải y tế đạt 100% (hiện nay tỷ lệ thu gom đạt 90%, tỷ lệ xử lý hợp vệ sinh đạt 75%).
Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn Nguồn vốn ODA: Xúc tiến các quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và song phương, thu hút các nguồn vốn ODA cho phát triển đô thị với các cơ chế ưu đãi hợp lý. phân tích, tính toán hiệu quả tài chính cụ thể của từng dự án để có thể đầu tư kết hợp giữa các nguồn vốn như ODA, vay IBRD, vay OCR để tăng thêm nguồn vốn cho các dự án hạ tầng quy mô lớn. Đến nay hầu hết các tỉnh thành đều đã có các dự án đầu tư phát triển đô thị bằng nguồn vốn ODA, trong đó các tổ chức như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và JICA Nhật Bản đã cho Việt Nam vay tới 40% tổng vốn đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực phát triển hạ tầng đô thị. Nguồn vốn này đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị của Việt Nam, đặc biệt là những vùng nông thôn đang trên đà đô thị hoá. Nguồn lực của các địa phương: Cần có các chính sách tạo điều kiện cho các địa phương huy động được nhiều vốn hơn từ các nguồn như: quỹ phát triển đô thị, phát hành trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình và vốn vay từ các ngân hàng thương mại… Hoàn thiện cơ chế huy động vốn từ quỹ đất, vốn đóng góp từ cộng đồng… Nguồn lực ngân sách nhà nước: Tập trung nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế. Có kế hoạch ngân sách và cơ chế quốc gia hỗ trợ các dự án trọng điểm tạo động lực phát triển đô thị. Nguồn lực đầu tư từ các tổ chức cá nhân: Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư. Tạo môi trường mở và thân thiện với các hoạt động sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc bảo vệ môi trường.
Nhà nước và nhân dân cùng làm Cần sử dụng nguồn vốn ngân sách vào các dự án có khả năng kích thích các nguồn tài chính khác như: Lập quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng diện rộng bảo vệ môi trường và các công trình không có khả năng thu hồi vốn. Tạo môi trường khuyến khích phù hợp để thu hút tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Để thu hút vốn, các dịch vụ hạ tầng đô thị phải xây dựng được uy tín tín dụng, cách tốt nhất là được đánh giá tín dụng từ các cơ quan độc lập. Các hoạt động dịch vụ hạ tầng đô thị phải trở nên minh bạch hơn và được kiểm toán độc lập. phối hợp giữa các bộ và các bên liên quan xây dựng những quy định cơ bản định hướng cho quan hệ đối tác giữa công và tư để tránh những mâu thuẫn quyền lợi, xây dựng lòng tin đối với những đối tác góp vốn. Giá trị quyền sử dụng đất và các BĐS khác là một nguồn thu tiềm năng. Đấu giá các quỹ đất hai bên đường này để đầu tư xây dựng đường, hạ tầng kỹ thuật đi kèm và trong rất nhiều trường hợp có thể dùng kinh phí dôi ra để đầu tư xây dựng hệ thống các công trình phúc lợi công cộng. Khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động tự cải thiện môi trường sống trong khu dân cư theo mô hình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Người dân tự nguyện giải phóng quỹ đất để xây dựng đường sá, hạ tầng, thậm chí tự bỏ kinh phí xây dựng đường. Nhà nước chỉ bỏ kinh phí đền bù cho các hộ bị ảnh hưởng của quá trình này nhưng không được hưởng lợi và có thể hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hạ tầng.v
phạm Quốc Tuấn |
Ưu tiên hàng đầu cho giao thông và xử lý chất thải
4