Về quy hoạch giao thông Hà Nội





Hạn chế của quy hoạch giao thông Hà Nội trong QH 108 chính là bối cảnh và không gian nghiên cứu chưa được xem xét trong tổng thể các mối quan hệ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó Hà Nội được xác định là hạt nhân, là cực phát triển quan trọng nhất trong các qui hoạch nêu trên.



NHÌN NHẬN LẠI DỰ ÁN: ÐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THỦ ÐÔ HÀ NỘI ÐẾN NĂM 2020



Ðiều chỉnh qui hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QÐ-TTG ngày 20/6/1998 (sau đây gọi tắt là QH 108), dù còn có một số  hạn chế, nhưng căn cứ quy hoạch trên, Hà Nội đã triển khai thực hiện  trong suốt 11 năm qua. Bộ mặt đô thị đã có thay đổi to lớn, góp phần quan trọng cho thành tựu to lớn những năm vừa qua.



Sau gần 11 năm triển khai thực hiện QH 108, đã xuất hiện yếu tố mới cũng như bộc lộ những hạn chế:


– Thủ đô Hà Nội đã được mở rộng cả về quy mô dân số và đất đai.


– Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đã được nghiên cứu và phê duyệt.


– Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đã được nghiên cứu và phê duyệt. triển hệ thống giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu mối… trong mối quan hệ Vùng và rộng hơn. Quá trình triển khai thực hiện đã có một số lần phải điều chỉnh cục bộ.



Trước những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô nói chung và phát triển đô thị nói riêng  của những thập kỷ đầu thế kỷ 21. Đứng trước sự hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, tình hình phát triển KT-XH của đất nước, của vùng thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ  … đã đòi hỏi phải tiến hành lập quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng với tầm nhìn rộng hơn dưới tác động của các nhân tố quốc tế, quốc gia và vùng, trong đó đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ với vùng mà Thủ đô Hà Nội là hạt nhân, là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, vùng và quốc tế tương lai.



Vì vậy ngày 22 tháng 12 năm 2008, tại Quyết định số 1878/QÐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


 


CẦN XÁC ÐỊNH RÕ NHỮNG QUAN ÐIỂM CƠ BẢN KHI LẬP QUY HOẠCH GIAO THÔNG HÀ NỘI



Ðể có thể đạt được mục tiêu đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố văn minh, hiện đại, có tính cạnh tranh trong khu Ðể có thể đạt được mục tiêu đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố văn minh, hiện đại, có tính cạnh tranh trong khu giao thông Hà Nội phải được nghiên cứu đáp ứng với xu thế phát triển từ nay đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.



Muốn vậy cần xác định rõ những quan điểm cơ bản khi lập quy hoạch giao thông Hà Nội trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà
nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 là:


– Thủ đô Hà Nội phải được xác định là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, đầu mối giao thông quốc tế lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới .


– Hệ thống giao thông phải được phát triển đồng bộ, hiện đại hóa, thích ứng với sự phát triển của các loại phương tiện giao thông trong tương lai, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển KT-XH, sự đi lại của người dân, bao gồm: đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thuỷ. Phải xây dựng hệ thống vận tải hành khách công cộng hiện đại trên cơ sở bao gồm: đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thuỷ. Phải xây dựng hệ thống vận tải hành khách công cộng hiện đại trên cơ sở đồng bộ về thoát nước , cấp nước , cấp điện, thông tin… môi trường sống được bảo vệ, đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài.


– Đảm bảo sự phát triển ổn định về mọi mặt chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội, về môi trường, sinh thái, điều kiện sống… đáp ứng yêu cầu về an ninh, quốc phòng. Ðồng thời tạo điều kiện cho sự hợp tác và đầu tư quốc tế.

Phải đạt được các mục tiêu chính sau:


– Ðề xuất được những định hướng cơ bản cho phát triển hệ thống giao thông Hà Nội, đảm bảo tuân thủ định hướng chung của qui hoạch vùng Thủ đô Hà Nội.


– Xác lập mạng lưới giao thông tổng thể cho Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.


– Đề xuất những định hướng phát triển của hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đặc biệt đối với hệ thống vận tải hành khách có năng lực vận tải lớn, tốc độ cao.


– Đề xuất các giải pháp từng bước khắc phục tình trạng ách tắc giao thông. Xác định các dự án ưu tiên phát triển trong đợt đầu



Gần 25 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã bước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng và đã có sự tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đạt gần 7,5%/năm . Ðối với Hà Nội tỉ lệ này đạt khoảng 11,1%/năm. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, nhu cầu về giao thông tăng lên không ngừng đặc biệt khi qui hoạch Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tăng trưởng về kinh tế, nhu cầu về giao thông tăng lên không ngừng đặc biệt khi qui hoạch Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, giao thông thủ đô Hà Nội.



Nội dung cơ bản của Quy hoạch giao thông trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050  cần phải  nghiên cứu và giải quyết.


 


QUI HOẠCH GIAO THÔNG VÙNG THỦ ÐÔ SẼ NHƯ THẾ NÀO?



Hạn chế của quy hoạch giao thông Hà Nội trong QH 108 chính là bối cảnh và không gian nghiên cứu chưa được xem xét trong tổng thể các mối quan hệ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó Hà Nội được xác định là hạt nhân, là cực phát triển quan trọng nhất trong các qui hoạch nêu trên. Vì vậy hệ thống giao thông của Vùng mang ý nghĩa chiến lược, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế – xã hội, sự giao thông giữa Thành phố Hà giao thông của Vùng mang ý nghĩa chiến lược, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế – xã hội, sự giao thông giữa Thành phố Hà đảm nhận chức năng giao thông đối ngoại cho Thủ đô Hà Nội.



Các định hướng phát triển không gian, cơ cấu quy hoạch, phân khu chức năng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (mở rộng), và những định hướng phát triển giao thông của Vùng thủ đô Hà Nội là yếu tố cơ bản đối với việc xác định mô hình và cơ rộng), và những định hướng phát triển giao thông của Vùng thủ đô Hà Nội là yếu tố cơ bản đối với việc xác định mô hình và cơ rộng), và những định hướng phát triển giao thông của Vùng thủ đô Hà Nội là yếu tố cơ bản đối với việc xác định mô hình và cơ rộng), và những định hướng phát triển giao thông của Vùng thủ đô Hà Nội là yếu tố cơ bản đối với việc xác định mô hình và cơ thông Thủ đô Hà Nội, đó là:


 















Về giao thông đường bộ:


– Mạng lưới đường cao tốc: Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Hạ Long; Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Thái Nguyên; Hà Nội – TP. HCM… mạng lưới đường cao tốc quốc gia, đường cao tốc liên vùng có tác động trực tiếp đến sự phát triển của giao thông thủ đô Hà Nội.


– Mạng lưới quốc lộ, tỉnh lộ.


– Hệ thống đường vành đai giải tỏa cho giao đô thị Hà Nội, và tạo mối liên kết giữa các đô thị xung quanh, giảm sức ép lên hệ thống giao thông thành phố trung tâm, cần xác định rõ các đường vành đai đô thị, đường vành đai của thông giao thông thành phố trung tâm, cần xác định rõ các đường vành đai đô thị, đường vành đai của đô thị và vành đai vùng.



Về giao thông đường sắt:


– Trên cơ sở qui hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 06/2002/QÐ-TTg. Nghiên cứu, đề xuất mạng đường sắt đô thị (chủ yếu phục vụ vận chuyển hành khách) tại quyết định số 06/2002/QÐ-TTg. Nghiên cứu, đề xuất mạng đường sắt đô thị (chủ yếu phục vụ vận chuyển hành khách) bổ lại dân cư, giảm sự gia tăng phương tiện cá nhân và giảm tải  cho thành phố trung tâm.


– Tập trung nâng cấp, cải tạo đầu mối đường sắt quốc gia Hà Nội.



Về giao thông đường không:


– Tiếp tục triển khai mở rộng, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo quyết định số 21/QÐ-TTg ngày 8/1/2009 của Thủ tướng. Ðảm bảo nâng công suất của sân bay đạt 20 – 25 triệu HK/năm.


– Xem xét khả dự trữ (quỹ đất, các tác động của sân bay với phát triển đô thị) để xây dựng sân bay quốc tế thứ 2 cho Hà Nội khi sân bay Nội Bài quá tải.          



Về giao thông đường thuỷ:


– Khai thác các tuyến vận tải  trên sông của Vùng phục vụ phát triển kinh tế xã hội cũng như du lịch của Thủ đô.


– Các phương án chỉnh trị Sông Hồng  và các sông liên quan khác .


– Nâng cấp cải tạo các cảng hiện có, các đề xuất cảng (hành khách, hàng hoá).


 


QUY HOẠCH GIAO THÔNG ÐÔ THỊ HÀ NỘI



Trên cơ sở kết quả định hướng của quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội và các ý tưởng phát triển không gian, dự báo qui mô dân số và đất đai cho Thủ đô Hà Nội mới, quy hoạch giao thông cần xác lập được những nội dung nghiên cứu cơ bản sau:


– Điều tra hiện trạng hệ thống giao thông Hà Nội (đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, vận tải hành khách công cộng…), đánh giá tổng thể cũng như cho từng loại hình giao thông hiện có trên địa bàn Hà Nội mở rộng.


– Xem xét, rà soát quy hoạch giao thông Hà Nội trong QH 108, quy hoạch giao thông các quận nội thành, các huyện ngoại thành, nghiên cứu quy hoạch của HAIDEP, QHTT phát triển giao thông vận tải Hà Nội do Bộ GTVT lập, các dự án phát triển hệ thống giao thông đã và đang được triển khai trong những năm vừa qua, đặc biệt từ sau khi QH 108 được phê duyệt. Ðánh giá những nội dung phù hợp tiếp tục kế thừa, hoặc điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với tình hình và hoàn cảnh mới.


– Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số thủ đô và thành phố trên thế giới trong quy hoạch giao thông và giải quyết ách tắc giao thông.


– Dự báo nhu cầu vận tải cho các loại hình giao thông (vê hành khách và hàng hoá).


– Dự báo tỷ lệ tăng của các loại phương tiện giao thông đô thị.


– Quy hoạch  tổng thể  hệ thống giao thông cho thành phố trung tâm và các đô thị khác, bao gồm:



Ðường bộ:


+ Xác định các chỉ tiêu tính toán cơ bản: mật độ diện tích (cho mạng đường và bãi đỗ xe), mật độ mạng lưới đường, chỉ tiêu đất giao thông trên đầu người…


+ Quy hoạch mạng lưới đường giao thông (đối ngoại, nội đô).


+ Các đầu mối giao thông quan trọng: các nút giao thông đầu mối, bến xe liên tỉnh, và các cơ sở hạ tầng giao thông chính khác.


+ Ðưa ra giải pháp quy hoạch giao thông cho các khu vực  khác nhau của thành phố trung tâm (khu phố cổ, khu phố cũ khu đã phát triển, khu đang phát triển và khu vực sẽ phát triển…).


+ Quy hoạch giao thông cho các đô thị khác của Hà Nội (Sơn Tây, Mê Linh, các thị trấn huyện lỵ…).


+ Ðề xuất giải pháp quy hoạch giao thông cho các khu du lịch, sinh thái, bảo tồn… lớn của Hà Nội.



Ðường sắt:


+ Xem xét hệ thống đường sắt quốc gia trong địa bàn (đầu mối đường sắt quốc gia Hà Nội)


+ Nêu các phương án điều chỉnh, bổ sung (nếu có) .


+ Xác định các ga đầu mối (lập tầu) , các ga hành khách, hàng hoá hay kết hợp.


+ Xác định quỹ đất cho đường sắt quốc gia (đường, nhà ga, cơ sở duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa…)



Ðường thuỷ:


– Xác định hệ thống cảng sông (Chức năng của cảng, quy mô chiếm đất, công suất, tải trọng tầu …) trên hệ thống sông Hồng, sông Ðuống…).


– Các tuyến vận tải chính.



Ðường Hàng không:


– Tiếp tục triển khai mở rộng, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo quyết định số 21/QÐ-TTg ngày 8/1/2009 của Thủ tướng. Ðảm bảo nâng công suất của sân bay đạt 20-25 triệu HK/năm.


– Quy hoạch mạng lưới giao thông bên ngoài sân bay đảm bảo sự kết nối giữa cảng hàng không với mạng giao thông thành phố và khu vực xung quanh.


– Xác định sân bay quốc tế thứ 2 cho Thủ đô Hà Nội  nằm trong vùng Hà Nội khi sân bay Nội Bài vượt công suất thiết kế.


– Nghiên cứu, quy hoạch hệ thống sân bay (loại nhỏ, nội địa), đề xuất giải pháp quy hoạch cho các sân bay hiện có.



Quy hoạch mạng hệ thống vận tải hành khách công cộng năng lực lớn, tốc độ cao (đường sắt đô thị ngầm, nổi, xe buýt chạy đường dành riêng…).



Ðề xuất những dự án cần tập trung đầu tư xây dựng đợt đầu



Tình hình ách tắc giao thông hiện nay đặt ra phải có những đề xuất kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt (lộ trình). Cần tập trung đề xuất các dự án triển khai theo hai hướng chính sau:


– Các dự án giải quyết những yêu cầu cơ bản lâu dài nhưng cũng góp phần giải quyết tình trạng ách tắc giao thông trước mắt: như các đường vành đai, các tuyến đường sắt đô thị, các cầu vượt sông…


– Các dự án giải quyết những yêu cầu trước mắt. Ðây là các dự án nhằm góp phần giải quyết tình trạng ách tắc giao thông tại những điểm, khu vực đang điễm ra trầm trọng (như các nút giao thông, các điểm thắt cổ chai…). 


– Tính toán sơ bộ kinh phí để thực hiện.



Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đang được khẩn trương nghiên cứu để hoàn thành Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đang được khẩn trương nghiên cứu để hoàn thành sức sức Eastman (Hoa Kỳ) – Posco E&C (Hàn Quốc) và JINA (Hàn Quốc) làm tư vaans chính; Tư vấn phối hợp trong nước gồm: Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn – Bộ Xây dựng (VIAP) và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (HUPI).



Ðây là một đồ án được Nhà nước, các cấp chính quyền, nhân dân Thủ đô và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Vì vậy quá trình triển khai cần phải huy động được sự tham gia đóng góp trí tuệ của các nhà chuyên môn trong nước và quốc tế, ý kiến  góp ý của cộng đồng. Hy vọng rằng bằng sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao của Tư vấn quốc tế và tư vấn Việt Nam, Ðồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 sẽ được hoàn thành và được phê duyệt trước lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.



Ths. LÊ VINH – Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *