mặc dù tuyến đường từ thị xã sơn la vào công trường dài hơn 40km vẫn còn nhiều đoạn sạt lở do ảnh hưởng của mưa lũ nhưng công trường xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực đông nam á vẫn đang sôi động. vượt qua điều kiện khí hậu khắc nghiệt, những người thợ trên công trường đang chạy đua với thời gian. quyết tâm hoàn thành con đập cao 228,1m chắn ngang sông đà hùng vĩ, thợ xây dựng thủy điện sơn la đang viết tiếp bản anh hùng ca nơi núi rừng tây bắc.
hình dáng công trình đang dần hình thành. chúng tôi có mặt tại công trường vào những ngày đầu tháng 10, niềm vui trước những thành quả bước đầu khi hoàn thành đổ 1 triệu m3 bê tông đầm lăn của người thợ sông đà càng khẳng định sự tin tưởng vào tổ hợp nhà thầu xây dựng công trình. không chỉ anh cả sông đà, các nhà thầu khác như tcty trường sơn, licogi, lilama cũng đang nỗ lực để hoàn thành các hạng mục. cả công trường như không có mốc thời gian, dù ngày hay đêm, những chiếc xe máy, thiết bị thi công vẫn liên tục cần mẫn làm việc.
công trình thế kỷ sơn la được xây dựng với thiết kế 6 tổ máy, công suất 2.400mw, cao trình đỉnh đập 228,1m. đây là công trình thủy điện lớn nhất đông nam á với hệ thống tuyến năng lượng, nhà máy thủy điện, đặc biệt là đập dâng được thi công bằng công nghệ đầm lăn (rcc) chiếm 70% giá trị xây dựng công trình. dù đã được chứng kiến thợ sông đà đổ bê tông đầm lăn ở các thủy điện: pleikrông, sê san 4, bản vẽ… nhưng với một đại công trường như sơn la chúng tôi vẫn có cảm giác choáng ngợp xâm lấn. minh chứng thêm cho sự vĩ đại của công trình, ông nguyễn kim tới – phó tgđ tcty sông đà, giám đốc ban điều hành thủy điện sơn la cho biết: “để triển khai xây dựng đập theo phương án bê tông đầm lăn với cường độ 90.000m3/tháng, cường độ đỉnh tới 150.000m3/tháng cần phải có thiết bị thi công tiên tiến hiện đại. ngay sau khi thống nhất với chủ đầu tư, tư vấn thiết kế lựa chọn hệ thống trạm trộn 720m3/h với hệ thống thiết bị làm lạnh và hệ thống băng tải vận chuyển vữa bê tông ra mặt đập để thi công”. với một chiều cao đập đứng đầu khu vực, dây chuyền băng tải vận chuyển bê tông từ trạm trộn cũng thuộc loại dài nhất việt nam.
ngay tại công trường, khi nhà thầu cung cấp thiết bị rcc là hãng liebherr (đức) sát cánh cùng thợ việt nam để chuyển giao công nghệ học cũng phải kinh ngạc khi nhận xét: “nếu với một cty sản xuất bê tông trộn sẵn thì cần tới 15 – 20 năm mới có được 1 triệu m3 bê tông. nhưng chỉ với 8 tháng, các bạn đã làm được điều phi thường”. còn kỹ sư vương thanh tùng, phụ trách sản xuất rcc khi giới thiệu về các công đoạn để ra được những mét khối bê tông đầm lăn rất hứng khởi. chúng tôi hình dung, với các anh công việc mới này dường như đã trở nên quá thân quen. sự tự tin này một lần nữa khẳng định bằng ý chí quyết tâm và công nghệ hiện đại thợ sông đà sẽ thêm một lần thắng lợi. mục tiêu trước tháng 6/2009, toàn bộ con đập với khối lượng gần 3 triệu m3 bê tông rcc sẽ được hoàn thành bảo đảm mục tiêu tích nước của công trình đang đến rất gần.
tháng 10 này, công trường thủy điện sơn la sẽ phải hoàn thành đổ bê tông thường (cvc) tới 46.000m3. trong đó, sông đà hoàn thành 23.000m3, licogi 11.000m3, trường sơn 12.000m3. licogi sẽ bàn giao mặt bằng phân đoạn 3 tràn xả lũ cao độ 173,6m cho lilama trước ngày 30/10/2008. riêng phần đập dâng, các đơn vị của sông đà phải hoàn thành khối đổ c5 với 124.500m3. tiến độ căng thẳng đang góp phần đưa chiến dịch 335 ngày đêm thi đua hoàn thành tiến độ năm 2008 đang gần đến đích… với khí thế thi đua sôi nổi như hiện nay, chắc chắn mục tiêu phát điện tổ máy i của công trình vào cuối năm 2010 sẽ được các đơn vị trên công trường hoàn thành.
|