vì bị “rút ruột” nặng nề nên 2 đập ngăn mặn quan trọng ở huyện an minh (tỉnh kiên giang) không phát huy tác dụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của dân. để “chạy tội”, ban qlda đầu tư xây dựng cơ bản huyện an minh đổ thừa… do dân phá! điều đáng nói là công trình kém chất lượng này được nghiệm thu trước khi có quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán.
đập ngăn mặn – có cũng như không!
để tạo điều kiện cho nông dân sản xuất vụ đông xuân, ngày 17-11-2005, ubnd tỉnh kiên giang có văn bản chấp thuận đề xuất của chi cục thủy lợi, giao ubnd huyện an minh thi công 33 đập và 2 phay cống ngăn mặn trên địa bàn huyện. phòng nông lâm ngư nghiệp huyện làm chủ đầu tư và ban qlda đầu tư xây dựng cơ bản huyện (viết tắt ban qlda) làm đại diện chủ đầu tư. ngày 18-11-2005, ông nguyễn phước toàn – trưởng ban qlda – tham mưu cho ubnd huyện ra quyết định chỉ định doanh nghiệp tư nhân long hải (ở huyện an biên, kiên giang) thi công 33 đập ngăn mặn. cũng trong cùng ngày, ông toàn ký hợp đồng thi công với dntn long hải, nhưng thực tế thì từ trước đó, ông toàn đã giao cho ông huỳnh chí thiện (ngụ huyện an minh) thi công 24 trong số 33 đập ngăn mặn nói trên. dntn long hải chỉ thi công 9 đập ở xã thuận hòa, trong đó có đập thứ 9 và đập 30 xẻo bần – xẻo quao rất quan trọng. nguyên nhân của “câu chuyện lòng vòng” này là do ông huỳnh chí thiện không có tư cách pháp nhân, phải mượn danh của dntn long hải để ký chung 1 hợp đồng. còn phía dntn long hải thì từ ông chủ trần văn ngoan cho đến “lính” đều không có bằng cấp, chuyên môn về xây dựng. điều khiến người dân bức xúc chính là chất lượng của công trình quá tệ, đập ngăn nước mặn mà nước mặn vẫn “vô tư” tràn vào, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của người dân. theo kết quả nghiệm thu của chi cục thủy lợi kiên giang và đại diện chủ đầu tư, đập số 9 và đập 30 xẻo bần – xẻo quao đều ở tình trạng bị bể nghiêm trọng, riêng đập số 9 gần như bể hoàn toàn, trụ cừ chỉ còn một ít và bị ngả ngang. người chịu trách nhiệm giám sát đã để đơn vị thi công làm sai thiết kế, thiếu số lượng cọc dừa, thiếu bạch đàn, thay cáp chịu lực bằng sắt… dẫn tới bể đập ngăn mặn. trước tình hình này, ông nguyễn phước toàn chỉ đạo “khắc phục” sự cố nhưng chỉ 3 ngày sau khi sửa chữa, đập số 9 lại bị vỡ. dầu vậy, ông toàn vẫn chỉ đạo cấp dưới lập lại biên bản nghiệm thu để làm hồ sơ quyết toán cho đơn vị thi công. đây chỉ là động tác mang tính đối phó bởi từ trước đó hơn 2 tháng, chủ tịch ubnd huyện nguyễn văn tâm đã được ông trừ và ông toàn báo cáo tình trạng của đập số 9 là “không thể khắc phục được nữa”. và khi nghe phòng tài chính đề nghị không cho quyết toán, ông tâm đã chỉ đạo các ngành ngồi lại tính toán với nhau giá trị thực tế cho đơn vị thi công được quyết toán. mọi việc trót lọt, ngày 18-8-2006, ubnd huyện ra quyết định phê duyệt cho đơn vị thi công được quyết toán toàn bộ công trình trị giá gần 736 triệu đồng; trong đó đập số 9 là 196,5 triệu đồng. nhưng kết quả giám định của sở xây dựng kiên giang cho biết, giá trị thực tế còn lại của đập thứ 9 chỉ hơn… 73 triệu đồng. ngoài các bị can bị đề nghị truy tố, công an tỉnh kiên giang đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với nguyễn văn tâm, chủ tịch ubnd huyện an minh; trưởng phòng nông lâm ngư nghiệp phạm minh trừ và hai lãnh đạo ubnd xã thuận hòa là lê quang thái và trần văn cọp. |