Với sự cố gắng nỗ lực của chính quyền các cấp cùng toàn thể nhân dân, sau một năm triển khai và tổ chức thực hiện mô hình điểm xây dựng mô hình nông thôn mới của tỉnh Thái Bình, đến nay xã Thanh Tân (huyện Kiến Xương) đã cơ bản đạt 10/19 tiêu chí, gồm quy hoạch, điện, trường học, bưu điện, nhà dân cư, hình thức sản xuất, giáo dục và y tế, hệ thống chính trị, an ninh trật tự, nông nghiệp – nông dân – nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, diện mạo Thanh Tân đã và đang thay da đổi thịt, đẹp hơn, văn minh và hiện đại hơn. Báo Xây dựng đã có cuộc trò chuyện với ông Bùi Mạnh Hà – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã.
trong thời gian ngắn, Thanh Tân đã hoàn thành được nhiều đồ án quy hoạch quan trọng làm cơ sở triển khai trong thực tế. Xin ông cho biết kinh nghiệm thiết kế xây dựng các đồ án quy hoạch?
– Thời gian thiết kế đồ án rất gấp nên các KTS không có nhiều thời gian nghiên cứu sâu về địa
phương. trong khi đó, cán bộ xã, thôn và người dân đã sống và gắn bó cả đời với mảnh đất này, hiểu từng ngóc ngách, gốc cây ngọn cỏ, địa hình cũng như phong tục tập quán của người dân, vì vậy ngay từ đầu đội ngũ cán bộ và nhân dân xã Thanh Tân đã chủ động tham gia cùng đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch chung và coi đây là nội dung hết sức quan trọng. Chúng tôi vào cuộc quyết liệt từ khâu điều tra khảo sát đến khâu lập và triển khai thực hiện đồ án. Ngay từ đầu số liệu điều tra phải chính xác khách quan thì việc xử lý số liệu phục vụ cho quy hoạch mới chính xác và nhanh chóng. Khi đồ án được xây dựng, xã đã tổ chức Hội nghị để đông đảo nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Các đơn vị tư vấn cũng không nghiên cứu và đưa ra phương án duy nhất mà đưa ra nhiều phương án khác nhau. Người dân phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ để đóng góp ý kiến và lựa chọn phương án khả thi nhất. Cách làm này hiệu quả, người dân thực sự làm chủ nên sau khi đồ án được phê duyệt, việc triển khai thực hiện khá thuận lợi vì đã hợp lòng dân.
Từ đồ án QH được duyệt đến triển khai thực hiện trong thực tế không đơn giản. Bài toán này đã được Thanh Tân giải như thế nào? – Đồ án QHC được duyệt là căn cứ pháp lý cao nhất nhưng thực tế việc triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt không đơn giản, đụng chạm nhiều vấn đề như đất ở lâu đời của người dân, đất thổ canh, cơ sở hạ tầng đã xây dựng… đặc biệt giải phóng mặt bằng và kinh phí thực hiện. trước bài toán khó, Đảng bộ xã đã tìm ra lời giải, đó là phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, chủ động sáng tạo và làm tốt công tác tuyên truyền, địa phương, thôn xã và mỗi người dân là chủ thể, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Như tôi đã nói ở trên, việc xây dựng đồ án phải dân chủ và người dân phải thực sự chủ động tham gia cùng chính quyền và đơn vị tư vấn. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện quy hoạch lại càng phải dân chủ, công khai. Thay vì triển khai tất cả các hạng mục của đồ án, chúng tôi đã phân tích thực tế và những yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn, từ đó lựa chọn các hạng mục ưu tiên, đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng, cái trước triển khai làm tiền đề cho cái sau. Sau QHC tiếp tục đi vào quy hoạch chi tiết, tích cực triển khai hiệu quả việc thực hiện, quản lý bằng sơ đồ, cột cọc bê tông, quán triệt không để người dân lấn chiếm. Như vậy, từ đồ án đến thực tế triển khai phải qua vai trò lãnh đạo quản lý của Đảng bộ xã. Thực tế đòi hỏi cán bộ xã, thôn phải chủ động, sáng tạo và nắm bắt thực tiễn. Chúng tôi luôn xác định xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của Đảng bộ và nhân dân xã, ngoài vốn Nhà nước, xã đã huy động được vốn đối ứng với số tiền gần 10 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, mỗi hộ dân góp 18m2 đất làm giao thông nội đồng, nhiều người dân đã tự nguyện hiến đất mở đường. trong thôn xóm, các khu dân cư được quy hoạch trên cơ sở hiện có, nơi nào có trại lẻ thì chuyển trại lẻ vào khu dân cư tập trung, tạo điều kiện cho người dân được hưởng cơ sở hạ tầng chung, đồng thời mở rộng thêm vùng sản xuất hàng hóa. Mỗi vùng sản xuất hàng hóa được bố trí từ 30 – 100ha trở lên, trên đó đường bờ vùng thiết kế từ 3,5 – 4m, đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện, hệ thống thủy lợi phục vụ tốt cho sản xuất, chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng cơ giới hiện đại.
Xã chỉ đạo mỗi thôn làm điểm mẫu về mô hình như thôn Tử Tế làm tự quản vệ sinh môi trường; thôn An Thọ điểm về thực hiện nếp sống văn hóa; An Cơ Bắc điểm về giải tỏa lòng, lề đường; Nam Lâu làm điểm về đắp bờ vùng, bờ thửa; An Cơ Đông làm điểm về đường đẹp, ngõ đẹp, An Cơ Nam làm điểm về xây dựng nếp sống văn hóa và phú Mãn điểm về ứng dụng tiến bộ thâm canh lúa. Để tiếp tục hoàn thiện 9 tiêu chí chưa đạt, gồm giao thông nông thôn, thủy lợi, cơ sở vật chất, văn hóa, chợ, thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu lao động, môi trường, hộ nghèo Thanh Tân phải làm gì? – trong thời gian tới, xã tiếp tục tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đồng ruộng, tạo điều kiện cơ giới hóa sản xuất. Đồng thời tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn như nhà văn hóa, trường học, trạm y tế và công viên khu trung tâm, bê tông hóa hoặc rải đá láng nhựa 100% đường ngõ trong thôn, hoàn thành công trình nước sạch, xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phấn đấu đến năm 2015 nông nghiệp chiếm 32%, công nghiệp – xây dựng chiếm 41%, thương mại dịch vụ chiếm 27% và tổng giá trị sản xuất đạt trên 103 tỷ đồng. phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3%, trên 70% thôn đạt chuẩn làng văn hóa. Tiếp tục đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đào tạo nhân dân chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp qua trung tâm học tập cộng đồng, phấn đấu xây dựng Thanh Tân thành nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, văn minh hiện đại, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. trân trọng cảm ơn ông!
|
Xây dựng mô hình nông thôn mới – Kinh nghiệm từ Thanh Tân
51