một nghiên cứu vừa được công bố tại hội thảo quốc tế về giao thông đô thị khai mạc tại ngày 12/11 tại tp.hcm cho thấy, nạn ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn của việt nam chưa hẳn là do xe máy.
cụ thể, theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả nguyễn quốc hiển (tập đoàn mouchel – vương quốc anh), frank montgomery và paul timms (trường đh leeds – vương quốc anh) được công bố tại hội thảo quốc tế về giao thông đô thị khai mạc tại tphcm ngày 12/11, chiều rộng lòng đường là 3,5 m sẽ có 12,28 xe gắn máy chạy qua giao lộ trong 4 giây đèn xanh, tương đương khoảng 11.000 xe gắn máy trong 1 giờ đèn xanh, tức 12.540 người đi qua (trung bình mỗi xe gắn máy chở 1,14 người).
nếu thay một nửa xe gắn máy bằng ô tô thì tổng số người là 8.578 người/giờ, xấp xỉ 2/3 của xe gắn máy.
nếu thay một nửa xe máy bằng xe buýt (giả sử 1 xe buýt chở 10 hành khách) thì tổng số người là 13.180 người/giờ, nhiều hơn so với xe gắn máy.
hội thảo quốc tế về giao thông đô thị khai mạc tại tphcm ngày 12-111 (ảnh: n.d) |
như vậy, theo nhóm tác giả nêu trên thì nói xe máy là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông không hẳn là lúc nào cũng đúng.
trong khi đó, ts phùng mạnh tiên, phân viện khoa học công nghệ giao thông vận tải phía nam lại quả quyết cho rằng: xe máy chính là nguyên nhân gây ra nạn kẹt xe như hiện nay.
” nếu chúng ta không xây dựng những phương án khả thi để hạn chế sự phát triển của xe máy thì trong tương lai rất gần, các đô thị lớn của vn sẽ bùng nổ dữ dội xe máy là điều khó tránh khỏi ” – ông tiên khẳng định.
ngoài ra, theo ts tiên thì với một vận tốc từ 10 – 15km/giờ của xe máy lưu thông trong giờ cao điểm như hiện nay thì xe máy còn xả ra một lượng khí thải gây ô nhiễm cực lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
mặc dù thế, ts tiên vẫn khẳng định rằng trong giai đoạn hiện nay, người dân vn cần thiết sống chung với xe gắn máy vì nó “vẫn là phương tiện lưu thông không thể thiếu của mỗi người dân, phương tiện rất thích hợp với xứ nóng như vn”
mất 14.000 tỷ đồng/năm do ùn tắc giao thông
pgs phạm xuân mai, trường đại học bách khoa tphcm cho biết, do quy hoạch giao thông bất hợp lý, hàng năm thành phố phải chịu một khoản thiệt hại kinh tế khoảng 14.000 tỷ đồng.
khoản thiệt hại này bắt nguồn từ việc quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị chưa hợp lý dẫn đến tắc nghẽn giao thông kéo theo các thiệt hại khác như tiêu hao nhiên liệu, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường…
lưu thông trong giờ cao điểm luôn là nỗi sợ hãi của người dân tp.hcm (ảnh: trần duy) |
theo nhiều đại biểu tham dự tại hội thảo thì vn cần thiết phải khuyến khích rộng rãi hơn nữa người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, xe buýt là ví dụ điển hình, trong khi chờ metro, xe điện mặt đất… còn ở “thì” tương lai !
thế nhưng, xe buýt tại vn vẫn còn quá nhiều nhược điểm: mạng lưới chưa được nghiên cứu bố trí một cách khoa học; thiếu trầm trọng bến bãi đậu xe và các dự án đầu tư bến bãi vẫn nằm trên giấy; tình trạng dừng đỗ không đúng trạm; thái độ phục vụ chưa đúng mực của một bộ phận tiếp viên, tài xế.
là đô thị lớn nhất nước nhưng đa phần luồng tuyến xe buýt của tphcm kết thúc vận hành vào 19 giờ. tất cả đưa đến hệ quả là xe buýt chưa thật sự thuận tiện cho người sử dụng.
ông nguyễn trọng hòa, giám đốc viện nghiên cứu phát triển tphcm cho biết: “để giải bài toán phương tiện giao thông công cộng tại tphcm, thứ nhất, phải phát triển các đường giao thông ngầm dưới mặt đất, đường giao thông trên cao để nâng diện tích giao thông vì không thể mở rộng diện tích trên mặt đất; thứ hai, phải tiến tới việc dùng giao thông công cộng đáp ứng khoảng 50% năng lực vận chuyển thay thế phương tiện lưu thông cá nhân trong đô thị”.
để thực hiện hai giải pháp trên, theo ông hòa, trước mắt thành phố phải có những chính sách cả kinh tế lẫn kỹ thuật để quản lý. chẳng hạn như chính sách về điều chỉnh giá xăng dầu, phí lưu thông phương tiện cá nhân…
v.dũng