hà nội đang phải gánh chịu nguy cơ ô nhiễm môi trường do sự gia tăng đột biến về khối lượng và thành phần các loại chất thải rắn (ctr). các cơ sở xử lý ở hà nội hiện chưa đáp ứng được yêu cầu nên việc quản lý ctr vẫn là bài toán nan giải.
xử lý ctr không hợp vệ sinh (ảnh: thanh huyền). mỗi ngày hà nội (cũ) thải ra gần 3.900 tấn ctr, trong đó, chất thải sinh hoạt 2.600 tấn, chất thải công nghiệp, y tế, xây dựng khoảng 1.300 tấn. khối lượng này tăng dần với tỷ lệ từ 15 – 20 %/năm. theo pgs.ts nguyễn đức khiển (hội môi trường đô thị việt nam), khối lượng ctr ở hà nội mở rộng ít nhất phải gấp đôi con số trên. hiện ngoài lượng ctr bị đổ trộm bừa bãi bị ứ đọng ngay tại các khu dân cư, các bãi rác lộ thiên tự phát vẫn tồn tại. dọc tuyến đường từ cầu thăng long qua các xã hải bối, vĩnh ngọc (huyện đông anh), tuyến ql1a từ pháp vân – cầu giẽ… ctr chất đống túi lớn, túi nhỏ gần đường giao thông, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
theo pgs.ts nguyễn đức khiển, xử lý ctr ở hà nội không chỉ là vấn đề bảo vệ môi trường mà còn liên quan tới hình ảnh thủ đô một nước. nếu thủ đô mà bẩn thì ai muốn tới, ai muốn đầu tư vào?”. nhận thức rõ tầm quan trọng của việc làm này, ông chử văn chừng – tổng giám đốc cty môi trường đô thị hà nội (urenco) khẳng định: “quản lý hiệu quả rác thải là vấn đề lớn chúng ta cần đặt ra để tạo nên một xã hội tuần hoàn vật chất hợp lý. đó là một trong những phạm trù của công tác xây dựng một xã hội phát triển bền vững”.
hầu hết lượng ctr của hà nội được xử lý ở khu liên hiệp xử lý rác nam sơn (huyện sóc sơn), nhà máy sản xuất phân compost và lò đốt ctr y tế cầu diễn. đến nay, phương pháp xử lý ctr chủ yếu vẫn là chôn lấp. công nghệ chôn lấp tuy giá thành rẻ nhưng tốn diện tích đất trong khi quỹ đất hiện nay rất hạn chế. mặt khác, phương pháp này không những không tạo khả năng thu hồi, tái chế, sử dụng lại nguồn tài nguyên rác mà còn kéo theo vấn đề xử lý nước rỉ rác gây ô nhiễm nguồn nước. ông bùi xuân đoan – phó cục trưởng cục hạ tầng kỹ thuật đô thị (bộ xây dựng) cho rằng: “các đô thị cần phải xử lý ctr tập trung, ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, hạn chế chôn lấp, đảm bảo vệ sinh môi trường. tuy nhiên công nghệ của nước ngoài nhập vào giá thành đắt nên chúng ta phải áp dụng công nghệ trong nước”. ông đoan cũng cho biết vừa qua bộ xây dựng kết hợp bộ tn&mt và một số bộ, ngành liên quan đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho một số công nghệ xử lý chất thải rắn như: làm phân vi sinh của cty cp công nghệ môi trường xanh seraphin (đã áp dụng tại nhà máy xử lý ctr sơn tây – hà nội), an sinh asc, cd08 hà nam.
để bảo vệ môi trường, ubnd tp hà nội đã có chương trình hành động về công tác bảo vệ môi trường thủ đô, trong đó xác định một số chỉ tiêu về môi trường đến năm 2010. theo đó, 100% rác thải sinh hoạt đô thị được thu gom, vận chuyển, xử lý hợp vệ sinh và 40% được tái chế. một giải pháp tích cực khác là urenco đang cùng với jica (nhật bản) thực hiện thí điểm dự án về phân loại ctr tại nguồn theo mô hình 3r (giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế) trên địa bàn hà nội. ông akio ishii, đại diện jica việt nam khẳng định: “mục tiêu của kế hoạch hành động 3r hướng tới kéo dài thời gian sử dụng các bãi chôn lấp và giảm thiểu 30% lượng rác thải tại hà nội từ nay đến năm 2020”. sau hơn 1 năm thực hiện, dự án đã có những thành công bước đầu, phần nào xã hội hoá trong khâu phân loại ctr.
đánh giá về vấn đề này, ông bùi xuân đoan nhận định: “muốn làm tốt phân loại ctr tại nguồn cần phải tiến hành đồng bộ những khâu đi kèm với nó như phí thu gom, lịch thu gom, phương tiện vận chuyển hợp lý” .
|