Xử lý úng ngập cho Hà Nội cần sự chung tay của nhà quy hoạch và cộng đồng

ngay từ thời những năm đầu thế kỷ trước, người pháp khi xây dựng hà nội đã đề cập đến vấn đề quy hoạch thoát nước. năm 1998, tổ chức jaica (nhật bản) cũng đặt ra vấn đề này. thậm chí ngay cả từ cách đây hàng nhiều thế kỷ, người hà nội khi xây dựng khu phố cổ cũng nâng cốt nền cao hơn cốt tự nhiên 1 – 1,5m để tránh úng ngập. nhưng cùng với thời gian và sự phát triển hà nội ngày càng úng ngập nặng hơn. nhận định về vấn đề này, trao đổi với pv báo xây dựng, kts đào ngọc nghiêm – phó chủ tịch hiệp hội các đô thị việt nam cho biết:
 

xử lý úng ngập cho hà nội cần sự chung tay của nhà quy hoạch và cộng đồng
kts đào ngọc nghiêm

– hiện tượng úng ngập của hà nội vừa qua hiện nay là do thoát nước bề mặt kém. hà nội đang nằm trong tình trạng úng ngập toàn bộ. để giải quyết vấn đề này cần xem xét trên 2 phương diện: úng ngập cục bộ và úng ngập từng khu vực. đối với một đô thị có quá trình phát triển dài như hà nội nên khi làm có khu cao, khu thấp. để giải quyết vấn đề này thì thứ nhất cần giải quyết vấn đề cốt nền. ngay từ thời pháp người ta đã làm cốt nền, điển hình là cửa bắc  khi làm đã tôn lên khoảng 1 – 1,5m. khu phố cổ cũng đã tôn lên đến 1 – 1,5m nên không bị ngập lụt. hà nội có cốt nền tự nhiên là 6m, nhưng q.hoàn kiếm có những nơi lên tới cốt 10. đó là do lúc  bấy giờ ta lập nên, đến khi giải phóng thủ đô cũng quyết tâm làm như thế. khu kim liên khi làm chúng ta đã tôn nền lên cao khoảng 0,6 – 1m và các khu sau cũng tôn lên như thế. nhưng tại sao vẫn úng ngập? bởi vì từng kđt phát triển cục bộ nên mới xảy ra tình trạng úng ngập và toàn bộ hệ thống thoát nước chưa làm tốt được. khu phố pháp có hơn 1.000ha thì có 74km đường cống. trong khi diện tích tự nhiên hiện nay gần 92.200ha (hà nội mở rộng gấp hơn 3.400 lần) nhưng chiều dài hệ thống ống cống chỉ có 634km.

 
theo ông, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng úng ngập hiện nay của hà nội là gì?
 
– bên cạnh cốt nền và hệ thống đường ống quá ít, nguyên nhân chính là do các hồ điều hòa, cống hở, mương hở bị lấn chiếm nghiêm trọng. theo số liệu năm 1995, chỉ riêng nội thành hà nội có hơn 110 hồ với khoảng 2.100ha hồ nước. nhưng hiện nay đã mất tới 30% diện tích hồ nước trong khi mật độ dân số và diện tích tp tăng mạnh. hàng loạt các mương đang bị lấn chiếm, kênh mương thì không được mở rộng. riêng hồ điều hoà, ví dụ như hồ tây dự kiến chiều sâu là hơn 2m để giữ nước hồ, hồ yên sở dự kiến 130ha thì chưa triển khai được. còn 4 lưu vực thoát nước của hà nội là bắc sông hồng, nam sông hồng, tả nhuệ và hữu nhuệ theo thiết kế mỗi lưu vực đều có trạm bơm, trong đó trạm bơm yên sở là trạm bơm của toàn tp. nhưng hiện mới chỉ có trạm bơm yên sở đang hoạt động với công suất 45 – 50m3/s (công suất thiết kế là 90m3/s).
 
mặt khác, chúng ta cũng cần nhìn nhận về cách tính lượng mưa khi xây dựng các dự án thoát nước mưa hiện nay của hà nội. có dự án thoát nước mưa của hà nội hiện nay còn lấy số liệu lượng mưa từ năm 1954 đến năm 1995. trong đó trận mưa lớn nhất trong lịch sử là năm 1978 là 197mm,  năm 1980 là hơn 200mm, năm 1984 là 390mm. nhưng hiện nay chúng ta đang phải chịu những trận mưa hơn 450mm, có những trận hơn 500mm, nên vượt quá mức tính toán. dự án thoát nước của hà nội tính toán là 310mm, với tần suất là 10 năm/lần thì bây giờ chỉ trong vòng mấy tháng chúng ta đã phải gánh chịu 2 đợt mưa quá lớn.
 
vậy theo ông, có cách nào để giải bài toán úng ngập cho hà nội hiện nay?
 
– tình trạng úng ngập của hà nội đang đòi hỏi vai trò tích cực của người làm quản lý và người làm quy hoạch. vấn đề đặt ra cho những người làm quy hoạch là phải xác định lại các đầu vào trong tính toán; quản lý chặt chẽ hệ thống thoát nước.

việc xây dựng các kđtm đều phải xác định cốt nền theo quy hoạch thoát nước của jaica (năm 1998). nếu theo cốt nền đó, khi xây dựng khu đô thị bên đông anh thì sẽ phải  tôn lên 1,5 – 2m cốt nền. nhưng khi khu đô thị được tôn lên sẽ xảy ra hiện tượng úng ngập của khu vực bên cạnh. khi xây dựng khu đô thị mới phải làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật của ngoài tp trước, sau đó mới đấu nối. nhưng hiện nay các kđt đang không đấu nối được hệ thống thoát nước với các khu vực xung quanh vì chưa hoàn thiện được cả tp hà nội. tình trạng úng ngập ở một số kđt vừa qua là bài học cho chúng ta, đòi hỏi vai trò của người làm quy hoạch và người làm quản lý và đặc biệt phải có sự quan tâm của cộng đồng.

 
xin cảm ơn ông !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *