trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 đã xác định 7 khu vực ưu tiên phát triển du lịch biển đảo, trong đó có 5 khu thuộc ven biển: Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn; Lăng Cô – Cảnh Dương – Non Nước; Đại Lãnh – Văn phong – Nha trang; Long Hải – Vũng Tàu – Côn Đảo; Rạch Giá – phú Quốc. trong số hàng nghìn hòn đảo của Việt Nam có 3 đảo diện tích lớn hơn 100 km2, 23 đảo có diện tích lớn hơn 10 km2, 82 đảo có diện tích hơn 1 km2 và khoảng 1.400 đảo khác. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với cảnh quan văn hóa, xã hội của vùng biển, ven biển và các hải đảo cùng điều kiện thuận lợi về địa lý, địa hình tạo lợi thế phát triển du lịch biển đảo hơn hẳn các loại hình khác trên đất liền. Tuy nhiên, việc tự phát “băm nát” bờ biển, tận diệt tài nguyên, ồ ạt xây dựng và kinh doanh resort, khách sạn ở ven biển đã được cảnh báo nhiều lần nhưng tình trạng này vẫn đang diễn ra. Điển hình nhất là phát triển vô tội vạ các resort ở Bình Thuận và các tỉnh miền trung. Gần đây nhất là việc resort mọc lên như nấm ở đảo phú Quốc… Muốn phát triển đúng hướng và bài bản, bền vững và lâu dài thì cũng chưa được vì đến bây giờ, cả quy hoạch tổng thể lẫn quy hoạch chi tiết để phát triển du lịch biển đảo của Việt Nam đều… chưa có. Việc tổ chức cuộc thi quốc tế ý tưởng quy hoạch biển đảo để lựa chọn các ý tưởng quy hoạch sáng tạo phù hợp và khả thi nhất trong khai thác địa hình, cảnh quan và đặc thù văn hóa xã hội của địa phương nơi quy hoạch, đảm bảo bố cục không gian kiến trúc mới, hài hòa, có tính hiện thực là một việc làm rất cần thiết. Nếu các đảo ở nước ta được quy hoạch với các ý tưởng sáng tạo và khả thi về khai thác địa hình, cảnh quan phù hợp với đặc thù văn hóa, xã hội của địa phương, sẽ góp phần phát triển những lợi thế để phát triển du lịch biển đảo theo hướng bền vững. |