Ai cũng có quyền sống thân thiện với môi trường

“chỉ người giàu mới có quyền ở nhà đẹp. người nghèo chỉ có thể sống trong những “hộp diêm” thiếu không khí, ánh sáng”. định kiến trong tâm lý xã hội khiến chàng trai trẻ quê nghèo quảng bình quyết tâm chứng minh ngược lại.

ai cũng có quyền sống thân thiện với môi trường

quán cà phê elip, công trình mới do võ trọng nghĩa và các cộng sự thiết kế, tọa lạc ở q.gò vấp (tp.hcm) – ảnh tư liệu

anh cũng quyết chứng minh định kiến “vật liệu xây dựng cao cấp mới tạo nên nhà đẹp. những ý tưởng gần gũi thiên nhiên, vật liệu thô mộc, gió và ánh sáng… chỉ có trong sáng tạo bất khả thi của những kiến trúc sư (kts) mơ mộng” là không đúng.

những công trình kiến trúc của anh được thế giới công nhận chỉ bằng thứ vật liệu quê mùa quen thuộc: tre và nứa. chàng trai ấy là kts võ trọng nghĩa, người đang nổi tiếng trong giới kiến trúc với giải thưởng danh giá nhất vừa được nhận cuối năm 2008: giải iaa (giải thưởng kiến trúc quốc tế dành cho kts chuyên nghiệp) cho công trình “cà phê gió và nước”.

thiên nhiên trong kiến trúc từ văn hóa và tư tưởng của kts

* xin lỗi kts võ trọng nghĩa, giải thưởng này có gì đặc biệt, vì giải thưởng quốc tế thì kts vn đã giành được khá nhiều?

ai cũng có quyền sống thân thiện với môi trường
ảnh: h.trang

kts võ trọng nghĩa:

sinh năm 1976 tại lệ thủy, tỉnh quảng bình. năm 1994 học trường đại học kiến trúc hà nội. năm 1996 du học nhật bản theo học bổng của chính phủ. năm 2002 tốt nghiệp học viện kỹ thuật nagoya. năm 2004 tốt nghiệp thạc sĩ trường đại học tổng hợp tokyo. từng đoạt hàng chục giải thưởng trong nước và thế giới.

– đơn giản, giải thưởng này có ý nghĩa thiết thực. vì nó không phải là giải thưởng dành cho ý tưởng của đồ án tốt nghiệp của sv, nó là giải thưởng cho một kts hành nghề. nó có nghĩa là người ta hiểu, chấp nhận và đánh giá cao thiết kế của mình, như một công trình kiến trúc thật sự chứ không chỉ nằm trong ý tưởng.

với tôi, nó có thêm một ý nghĩa quan trọng, khẳng định hướng đi tôi đã chọn là phù hợp với trào lưu kiến trúc hiện đại của thế giới: mở, gần gũi thiên nhiên, vật liệu thô, thân thiện môi trường.

* anh luôn nhấn mạnh đến yếu tố thiên nhiên và môi trường. không phải các kts vn khác không biết điều đó, nhưng họ không có điều kiện thể hiện vì phụ thuộc vào chủ đầu tư. vậy anh làm thế nào để có thể tải hết ý tưởng thiên nhiên của mình vào công trình?

– tuổi thơ tôi trôi qua ở một làng nhỏ thuộc lệ thủy (quảng bình), như tất cả làng quê khác, chúng tôi sống với gió, dòng sông, cánh đồng, mảnh vườn. tôi biết đan rổ rá bằng tre, đan liếp làm vách, đan nong nia thúng mủng từ nhỏ. nhà chúng tôi cũng chỉ có tre và đất. tôi chỉ học ở thành phố (hà nội) chưa đầy hai năm rồi sang nhật du học. điều làm tôi bất ngờ là ở đất nước mà khoa học kỹ thuật hiện đại vào bậc nhất thế giới nhưng thiên nhiên trong kiến trúc và sinh hoạt hằng ngày lại được trân trọng đến mức trở thành pháp lệnh.

tôi ngỡ ngàng khi biết nước nhật có tới 67% diện tích đất đai được bao phủ bởi rừng mà là rừng trồng. bởi vậy lượng gỗ được phép và gần như bắt buộc khai thác hằng năm của họ rất lớn, tới 2 triệu m3, vì thế tại rất nhiều tỉnh của nhật chính quyền địa phương có chính sách khuyến khích người dân làm nhà bằng gỗ và bắt buộc các trường học hoặc phải được làm từ nguyên liệu chính là gỗ.

tất nhiên ở vn không thể làm như vậy, vì chúng ta đang lâm vào nạn rừng bị tàn phá và hủy diệt. nhưng chúng ta lại có tre, nứa, một thứ nguyên liệu cực kỳ đặc trưng cho vn, hơn thế nữa nó rất dễ trồng và sinh sôi nảy nở rất nhanh. một bụi tre hằng năm mọc ra hàng chục mầm măng, nếu không chặt tre già thì lấy đâu chỗ cho măng mọc. bởi thế, về nước tôi nghĩ ngay đến tre. nguyên liệu dễ tìm kiếm, giá rẻ mới thuyết phục được chủ đầu tư xây dựng những công trình thân thiện với môi trường.

nếu thân thiện một cách cao sang kiểu resort thì chỉ người giàu mới có quyền được mang thiên nhiên vào nhà thôi sao? kts có trách nhiệm với xã hội là phải tính đến một mô hình kiến trúc gần với thiên nhiên mà cả người nghèo cũng được hưởng. tất nhiên lúc đầu tôi chưa thuyết phục được chủ đầu tư, bởi vậy tôi tự đi vay vốn làm lấy công trình của mình. cà phê gió và nước làm hoàn toàn từ tre, tất nhiên đã qua xử lý, giá thành rất rẻ.

bây giờ, sau gần bốn năm thử thách trên thực tế, công trình vẫn đẹp, an toàn và…đông khách thì khắp trong nam ngoài bắc đã “nhân bản vô tính” hàng loạt quán gió và nước khác. không ai trả cho tôi một xu bản quyền nào nhưng như thế là vui rồi, vì một xu hướng kiến trúc mới đã thắng thế, tre đã thay cho bêtông và nhôm kính.

không gian mở với gió và ánh sáng của tôi hợp với xu thế kiến trúc của thời đại. vật liệu tre vn của tôi hoàn toàn khác biệt và độc đáo. tôi đã xuất được các công trình khá quy mô sang châu âu, mỹ, nhật bản. tôi có tham vọng ở mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có một công trình, to nhỏ không quan trọng, mang dấu ấn tre vn do tôi thiết kế.

tổ ấm bằng tre giá bằng 1/3 nhà bình thường

* kiến trúc không chỉ là các công trình công cộng hào nhoáng, nó bắt đầu từ mỗi không gian gia đình. những chi tiết tuy anh nói là rẻ tiền nhưng thật ra khá tinh tế và phức tạp trong thiết kế của mình liệu có đến được với mỗi người bình thường trong nhà của họ?

– tất cả các công trình của tôi tuy trông phức tạp nhưng thật ra khá đơn giản. tất cả đã được modul hóa nên lắp ghép và thi công rất nhanh. với một nhà ở quy mô trung bình ở nông thôn, ven đô, chỉ cần vài chục triệu là có thể dọn đồ vào ở. nó rẻ chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá thị trường cho một ngôi nhà với diện tích tương đương.

* dùng tre nhiều như thế trong các công trình của mình, anh đã bao giờ nghĩ đến việc trả nợ cho tre bằng cách trồng rừng?

– ý tưởng trồng tre nguyên liệu tôi đã nghĩ đến và đang xúc tiến. không chỉ để làm nguyên liệu, tre của chúng tôi sẽ còn tạo cảnh quan. hơn thế nữa, chúng tôi sẽ lập một viện bảo tàng tre. đây sẽ là bảo tàng tre lớn nhất thế giới với tất cả các giống tre, nứa, trúc, mai, vầu… hiện có tại vn và khu vực lân cận.

thu hà thực hiện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *