Ấn tượng về một lâu đài ở Hungari

đến hungari, chúng ta không chỉ thưởng thức cảnh đẹp ở thủ đô bu-đa-pét – “viên ngọc bên dòng sông đa-nuýp” mà không thể không đến với balatôn – biển hồ đầy thơ mộng. và đã đến hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất châu âu này thì lại không thể bỏ qua các công trình kiến trúc độc đáo với những lâu đài, nhà thờ, tu viện, ngọn tháp… được xây dựng xung quanh biển hồ từ thời trung cổ. đến nơi hẹp nhất của hồ balatôn, chúng ta được chiêm ngưỡng một thành phố mang đậm dấu ấn về lịch sử tôn giáo, giáo hội, với tu viện ti-ha-ny xây dựng từ năm 1055 và tờ quyết định xây dựng tu viện này cũng là văn bản cổ nhất của hungari, cùng biết bao nhà thờ, bảo tàng ở đây được kiến trúc theo trường phái baroque từ thời thổ nhĩ kỳ. tại vùng quanh hồ còn có rất nhiều bảo tàng ngoài trời ghi dấu ấn xưa và nay mà nổi tiếng nhất là tu viện thuộc dòng tu beneditine từ thế kỷ xii, đã được đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới của unesco. và những khu cư dân, làng bản ở đây được bảo tồn y hệt như mấy trăm năm về trước, nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc với giá trị tinh thần không thể thiếu được của hungari. tất cả những công trình nguy nga, tráng lệ này tạo thành một quần thể kiến trúc đồ sộ vẫn ngày đêm đứng hiên ngang, thách thức với thời gian, soi bóng xuống mặt hồ. nó được ví như món đồ trang sức bằng ngọc ngà, châu báu khoác lên người một thiếu nữ để tôn thêm vẻ đẹp kiều diễm của biển hồ!

điều thích thú và rất ấn tượng trong tôi là được đến thăm lâu đài cổ phe-xte-tích (festatics) một địa danh nổi tiếng của hungari với nhiều khách thăm quan nhất của thành phố ke-xtơ-hây (keszthely)-một trong những thành phố lớn nhất quanh hồ balatôn xinh đẹp này. lâu đài phe-xte-tich có tất cả 100 phòng, đứng thứ 4 trong các lâu đài cổ ở hungari, do dòng họ phe-xte-tích giầu có lừng danh không chỉ ở đất nước hungari mà cả trung đông khởi công xây dựng năm 1745 với trang trí nội thất lộng lẫy. trải qua nhiều năm tháng và được tu bổ nhiều lần, đến nay phần lớn lâu đài dành sử dụng làm bảo tàng. một thư viện ở đây có tới hơn 90 nghìn cuốn sách, trong đó chúng tôi được xem một cuốn sách cổ vẽ bản đồ việt nam với đầy đủ các đảo, quần đảo như: hoàng sa, trường sa… đây có thể là một tư liệu quý khẳng định những hòn đảo này đã thuộc lãnh thổ việt nam từ lâu đời. lâu đài còn dành 16 phòng để trưng bày các bộ sưu tập vũ khí cổ của hungari. và dành một phòng riêng trưng bày chiếc đàn pi-a-nô có mặt sớm nhất trên đất nước hungari, như gợi nhớ những bản nhạc của nhạc sỹ thiên tài lix-tơ đã từng vang lên trong suốt mấy thế kỷ nay. và nó còn bất tử trong lòng những người yêu âm nhạc trên thế giới.

trước đây lâu đài tọa lạc giữa một khuôn viên rộng 42ha, nay chỉ còn 7,2ha được trồng nhiều loại cây quý, hiếm, cùng những bồn hoa, thảm cỏ tạo thành một màu xanh bên bờ hồ balatôn kỳ vĩ. nhiều cây có tuổi đời hàng trăm năm với thân hình sù sì một lớp rêu phong và dây leo chằng chịt vẫn lặng lẽ đứng trong khuôn viên như những chứng nhân lịch sử của lâu đài. chủ tịch nước trần đức lương đã có dịp đến đây thay mặt nhân dân việt nam trồng một cây lưu niệm, góp thêm màu xanh hữu nghị trong khuôn viên của lâu đài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *