“Áo chật” bục vỡ

trận mưa “trái mùa” lịch sử diễn ra trên diện rộng và toàn hà nội từ đêm 30/10 đến 2/11 đã nhấn chìm nhiều khu vực của thủ đô trong biển nước. nhìn lại những gì diễn ra mới thấy, chúng ta đã phản ứng quá chậm trước những tình huống kiểu này.
áo chật bục vỡ
 
chưa tính đến thiệt hại về vật chất thì con số 20 người chết quả là một tổn thất đáng xấu hổ với những người lãnh đạo thủ đô. nếu như những mệnh lệnh từ phía chính quyền được đưa ra sớm hơn: đóng cửa trường học và một số công sở… thì có lẽ chúng ta sẽ không phải đón nhận những hung tin về sinh mệnh của người dân bị cướp đi một cách oan nghiệt. và cái đêm cuối tuần ấy nhiều người dân hà nội đã không phải ở trong tình thế không thể về đến nhà mình. cho dù người đứng đầu trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương có nói rằng đây “thuần túy là hiện tượng bất thường” thì những nhà lãnh đạo của dân vẫn không thể đợi “ngớt mưa” mới trả lời cho dân chúng biết kế hoạch cứu trợ… sau 2 ngày dân chịu ngập lụt.

người dân cũng càng sửng sốt hơn “khi họa ập xuống” mới biết mình đang sống trên một hạ tầng mà khả năng thoát nước chỉ bằng 1/3 đợt mưa lịch sử gần 600mm này. cả thủ đô cũng chỉ có mỗi một trạm bơm công suất 4 triệu m3/ngày đêm “chọi” lại với 20 triệu m3 nước mà “ông trời” đổ về (lúc này khả năng tự tiêu của các sông hầu như không còn). bao nhiêu dự án, bao nhiêu kế hoạch, vốn đầu tư đi đâu hết rồi? bao nhiêu lời hứa đóng đinh bên những kè sông, cửa cống, bao nhiêu cơ quan tham mưu đâu rồi mà để thành phố – thủ đô – ra nỗi này???!!!

 
áo chật bục vỡ
 
tấm áo thủ đô hôm nay càng như hiện rõ hình hài sau mưa, lụt. người ta vốn đã ví hà nội như mang trên mình chiếc áo “chật”. và những ngày qua đã thực sự bục vỡ. nhìn thấy lâu rồi đấy, nhưng sao chẳng ai làm? quy hoạch chỉ quan tâm phần nổi nhiều hơn phần ngầm nên hệ thống tiêu thoát nước mới xảy ra thực trạng như vậy.
 
nhìn lại những điểm ngập úng lớn nhất vừa qua, chợt giật mình: toàn khu mới. những láng, mỹ đình, hoàng mai,… bị ngập sâu hơn nhiều so với những khu đô thị cũ, mới thấy, quản lý đô thị không phải là một việc ai làm cũng được??? ao hồ đã bị lấp bớt trong khi đường sá đã bị bê tông hoá phần nhiều (đến sông cũng thành đường). các khu đô thị mới được xây lên mà không tính đến tình huống khi mưa lớn thì nước chảy về đâu, bất chấp độ cao và mật độ.
 
người dân bị đảo lộn cuộc sống chỉ với một đợt mưa. và điều này còn có thể xảy ra ở nhiều đô thị khác. đây không phải lần đầu tiên, nhưng cũng là một bài học nhãn tiền trong quản lý và phát triển đô thị. chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền đô thị, cần phải có những phản ứng linh hoạt trong những tình huống như vừa qua để người dân bớt khổ, để không còn những cái chết thương tâm giữa những đô thị phồn hoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *