Nghĩ về chống tham ô, lãng phí, quan niêu

Có lẽ không mấy ai nghĩ rằng công cuộc thực hiện chống tham ô, lãng phí, quan liêu ở nước ta lại khói khăn đến thế, quyết liệt đến thế như những căn bệnh ấy nó vẫn cứ tồn tại dai dẳng trong mọi ngõ ngách của bộ máy Nhà nước. Ngay từ khi nước nhà mới giành được độc lập, chính quyền nhân dân còn non trẻ, Bác Hồ đã có bài viết Thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu. Từ bấy đến nay đã hơn nửa thế kỷ qua đi nhưng những lời dạy của Bác vẫn đang nóng bỏng trong cuộc sống thường ngay.

Theo Bác, tiết kiệm là không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi. Tiết kiệm không có nghĩa là bủn xỉn, so đo, mà với những việc vì lợi ích của đất nước, của nhân dân thì tốn bao nhiêu công của vẫn vui lòng. Tuy nhiên, nếu tiết kiệm mà không chống tham ô, lãng phí thì mọi công sức đều như gió vào nhà trống. Theo lời chỉ dẫn của Bác, tham ô “Là trộm cướp, là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội”. Lãng phí là mắc phải bệnh “phô trương hình thức”.

Bệnh này có khi còn tai hại hơn bệnh tham ô, tuy của công không bị chui vào túi cá nhân nhưng hậu quả của nó vô cùng lớn cho việc xây dựng đất nước phát triển. Quan liêu là bệnh “xa rời thực tế, xa rời quần chúng, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng” và hậu quả của nó là đi đến hỏng việc. Bệnh quan liêu là nguồn gốc của tham ô, lãng phí. Bác đã chỉ rõ “Bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí”. Kinh nghiệm cho thấy: “Ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó chắc chắn có tham ô, lãng phí; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô”. Do đó, để không có tham ô, lãng phí xảy ra, phải “tẩy sạch bệnh quan liêu”. Bệnh quan liêu thường có trong những cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhà nước có chức có quyền ở các cấp, và chính do sự quan liêu của họ đã dẫn đến tình trạng tham ô, lãng phí. Bác Hồ chỉ rõ: “Nạn lãng phí, tham ô là do bệnh quan liêu, mệnh lệnh trong công tác của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan Nhà nước gây ra”.

Thật đáng tiếc, theo đánh giá của các cơ quan chức năng Nhà nước thì lãng phí có mặt tại tất cả các lĩnh vực, nhất là trong xây dựng cơ bản. Vậy sự lãng phí này bắt nguồn từ đâu? Từ việc quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội yếu kém nên đầu tư sai, hiệu quả thu về không được như mong muốn; từ việc quản lý kém hay từ những hành vi vụ lợi?…

Bác Hồ khẳng định: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến”. Vì thế, không được coi thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *