Người dân quay lưng với cầu vượt bộ hành

bất chấp dòng phương tiện giao thông đi lại tấp nập, từng tốp nhân viên, bệnh nhân của bệnh viện từ dũ vẫn băng qua đường dù cách đó không xa là cây cầu vượt được xây dựng khang trang và tốn kém. đây cũng là thực trạng báo động chung tại các cầu vượt bộ hành ở tp.hcm hiện nay.
 
người dân quay lưng với cầu vượt bộ hành
bệnh nhân, nhân viên bệnh viện từ dũ vô tư băng qua đường ngay dưới
chân cầu vượt.
 
cầu vượt – có cũng như không
 
nằm trên đường cống quỳnh, q.1 cầu vượt bệnh viện từ dũ (nối liền 2 cơ sở của bệnh viện) được xếp hạng “cao cấp” nhất trong số các cây cầu vượt bộ hành tại tp.hcm. khác với các cây cầu vượt khác, cầu này được xây dựng quy mô, có mái che, hai bên lắp kính chắn gió. những người thiết kế và xây dựng kỳ vọng sẽ đem lại nhiều tiện ích cho các y bác sĩ và người dân khi đến khám chữa bệnh tại 2 cơ sở của bệnh viện này.
 
khi có mặt tại đây, chúng tôi chứng kiến một thực trạng báo động: cầu vắng hoe, có đôi trai gái yêu nhau đứng tâm sự, ngắm cảnh. trong khi đó, ngay phía dưới chân cầu là dòng người tấp nập vô tư băng qua đường bất chấp sự nguy hiểm cho tính mạng của mình cũng như người tham gia giao thông. không chỉ có người dân đến khám bệnh mà ngay cả nhân viên của bệnh viện cũng chọn lối “đi tắt” này cho nhanh. anh minh, một người hành nghề xe ôm có thâm niên ở chân cầu từ dũ cho biết: “cầu làm để cho có chứ thực tế không ai đi cả, mọi người đều đi bộ băng qua đường. nguy hiểm nhất là vào giờ cao điểm, nhân viên và bệnh nhân chen nhau qua đường, ùn tắc va quệt giao thông xảy ra thường xuyên”.
 
hiện tượng người dân quay lưng với cây cầu vượt bộ hành cũng diễn ra phổ biến tại cầu vượt nối liền cơ sở 1 – 2 của bệnh viện ung bướu (đường nơ trang long, q.bình thạnh). khi đến đây, chúng tôi thấy tình trạng cây cầu này cũng không khá hơn cầu ở bệnh viện từ dũ là mấy. cầu vắng tanh, dưới chân cầu hàng rong, xe ôm, xích lô, taxi… tấp nập, đua nhau bắt khách. cách chân cầu không xa từng tốp bệnh nhân, nhân viên bệnh viện đang cố len lỏi giữa dòng xe cộ để qua đường. cảnh ùn tắc giao thông diễn ra như cơm bữa, xe gắn máy, ôtô khi lưu thông qua đây đều phải nhường đường trước những vị khách không mời này. tương tự, các cầu vượt bộ hành khác như: cầu vượt suối tiên, q.thủ đức, cầu vượt bộ hành văn thánh trên đường điện biên phủ, q.bình thạnh… đều rơi vào tình trạng vắng khách bộ hành.
 
nhiều bất cập
 
toàn tp hiện nay có 6 cây cầu vượt, kinh phí để xây dựng một cây cầu khoảng 1 – 2 tỷ đồng, đây là một khoản tiền không nhỏ. thế nhưng điều đáng buồn là hầu hết khi đưa vào sử dụng không phát huy được hiệu quả. cầu vượt chỉ để làm cảnh là chính, người dân không ai sử dụng cầu mà chủ yếu đi tắt ngang đường gây mất an toàn cho người tham gia giao thông. nguyên nhân do việc quản lý sử dụng bị bỏ ngỏ: cầu chứa đầy rác, hai đầu cầu thì bị các hàng quán bán rong, xe ôm, taxi… vây chặt, người đi bộ muốn lên cầu chỉ có nước “bay” qua các chướng ngại vật này. chị trần thị liên, một bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện ung bướu bức xúc: “lối đi lên cầu bẩn kinh khủng, lại bị hàng quán chiếm hết, muốn đi nhưng chịu đành phải chấp nhận nguy hiểm liều đi bộ băng qua đường”.
 
người dân tp.hcm quay lưng đối với các cầu vượt bộ hành còn xuất phát từ những bất hợp lý trong thiết kế, xây dựng. “cầu làm cao, mình lại có bầu nên không thể leo lên được. với cầu này, thanh niên mạnh khỏe còn ngại chứ đừng nói là bà bầu sắp sinh” – chị lan, đi khám thai 8 tháng tại bệnh viện từ dũ cho hay.
 
trao đổi với chúng tôi, ks hà anh tuấn – giảng viên trường đh kiến trúc tp.hcm cho biết: “các cầu vượt đều được xây dựng tại những điểm nóng về giao thông, tuy nhiên do các cầu có độ dốc lớn, sự thay đổi đột ngột về độ cao không thuận tiện với người tham gia giao thông”. còn ông vũ quốc bảo – giám đốc viện kiến trúc quy hoạch đô thị nông thôn trung tâm kiến trúc miền nam khẳng định: “cầu vượt bộ hành không phát huy được hiệu quả khi đem vào sử dụng là do ý thức tham gia giao thông của người dân còn thiếu, chưa có thói quen đi cầu vượt. bên cạnh đó, thiết kế, xây dựng bất hợp lý, cầu hẹp, cao, lối đi lên cầu dốc. việc quản lý sử dụng tồn tại nhiều bất cập như: chậm duy tu, bảo dưỡng, lối đi lên cầu bị hàng rong, rác thải tấn công nên gây nhiều khó khăn đối với việc đi lại của người dân”.
 
như vậy, trước việc thiếu ý thức trong tham gia giao thông và bất hợp lý trong xây dựng cầu thì việc người dân ở tp.hcm quay lưng lại với cầu vượt bộ hành là điều dễ hiểu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *