Nguyên nhân dẫn đến những công trình kém chất lượng

những công trình chất lượng kém do quản lý được thể hiện từ việc không chấp hành trình tự thủ tục trong lập dự án, lựa chọn nhà thầu đến các công việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp xây dựng….

nguyên nhân dẫn đến những công trình kém chất lượng
công trình bị ‘rút ruột’ tại 39 ngô quyền, hà nội (ảnh: trần vũ)

chất lượng kém: khi chủ đầu tư không phải là chủ thật sự

 mỗi năm vốn đầu tư dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 20-25% gdp. tuy nhiên, bên cạnh nhiều công trình có chất lượng còn có những công trình chất lượng kém, bị bớt xén, bị “rút ruột” khiến dư luận xã hội bất bình.

thực tế cho thấy những công trình chất lượng yếu kém do nguyên nhân quản lý ở các cấp, các ngành thể hiện từ việc không chấp hành trình tự thủ tục trong lập dự án, lựa chọn nhà thầu đến các công việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp xây dựng, tổ chức kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của các nhà thầu và các tổ chức liên quan trong suốt quá trình xây dựng công trình.

có ý kiến thắc mắc, các công trình chủ thể trực tiếp có yếu tố nước ngoài hoặc đơn vị nhà thầu là nước ngoài thì công tác quản lý chất lượng rất bài bản. phải chăng ở các công trình này, chủ đầu tư là người bỏ tiền ra “mua” công trình để phục vụ chính mình, nên họ tìm lựa chọn các nhà thầu có uy tín và năng lực tạo ra những công trình có chất lượng cao nhất, hiệu quả nhất xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.

từ đó có thắc mắc khác, vậy đối với vốn đầu tư từ nguồn ngân sách thì chủ đầu tư là ai? câu trả lời, thực chất chủ đầu tư được nhà nước ủy nhiệm để quản lý vốn đầu tư xây dựng, họ không phải chủ thực sự. họ được thành lập thông qua quyết định hành chính. không ít chủ đầu tư không đủ năng lực, thiếu hiểu biết về xây dựng, thậm chí làm kiêm nhiệm hoặc tiêu cực từ chính chủ đầu tư… dẫn đến quản lý chất lượng ctxd chưa được coi trọng.

các quy định về trình độ, năng lực, các chế tài chịu trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư cũng chưa cụ thể: không ít công trình xây dựng không có nguyên liệu, thiết bị không phù hợp, công trình lún sụt, phá đi làm lại… chủ đầu tư vẫn “vô can”!

theo quy định, mọi công việc phải được nghiệm thu nội bộ trước khi mời giám sát nghiệm thu ký biên bản nhưng nhiều đơn vị đã không thực hiện các quy định này, thậm chí còn khoán trắng cho các đội thi công, phó mặc cho giám sát của chủ đầu tư; nhiều đơn vị sử dụng công nhân không qua đào tạo, công nhân thời vụ; tổ chức hướng dẫn, huấn luyện tại chỗ cũng rất sơ sài…

không ít các công trình xây dựng kém chất lượng, rốt cục, chỉ có nhà nước và nhân dân là thiệt thòi!

tách chức năng chủ đầu tư với chức năng ban quản lý dự án?

dự án, công trình nào có cả 3 chủ thể (chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu xây lắp) đủ trình độ, năng lực quản lý, thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của nhà nước, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng trong các hợp đồng kinh tế, thì công tác quản lý chất lượng tốt, hiệu quả.

theo đánh giá của các cơ quan chức năng, các văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách về cơ bản đã đủ điều kiện để tổ chức quản lý chất lượng ctxd. chỉ cần các tổ chức từ cơ quan cấp trên chủ đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý, các nhà thầu thực hiện đầy đủ chức năng của mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình tự thủ tục quản lý, các tiêu chuẩn, quy phạm nghiệm thu ctxd.

tuy nhiên, một số cơ quan chuyên môn trong ngành xây dựng vẫn kiến nghị, cần bổ sung các quy định, chế tài đối với các chủ thể tham gia xây dựng công trình trong việc thực hiện bảo đảm chất lượng của các ctxd; quy định rõ chế tài trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi vi phạm; nghiên cứu việc tách chức năng chủ đầu tư với chức năng ban quản lý dự án.

cục giám định nhà nước về chất lượng ctxd cho rằng, cần tách các công việc mà hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng ctxd đang làm như: công việc thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán, kiểm tra chất lượng chi tiết của vật liệu, kiểm tra chất lượng kết cấu… ra khỏi chức năng quản lý nhà nước của cơ quan. tổ chức lại lực lượng này dưới dạng các đơn vị thực hiện dịch vụ công tự hạch toán như trung tâm kiểm định, trung tâm tư vấn.

một giải pháp quan trọng được đưa ra là bổ sung các quy định của quy chế đấu thầu trong luật đấu thầu về việc bảo đảm chất lượng ctxd trong hồ sơ mời thầu, việc lựa chọn nhà thầu, hợp đồng và quá trình thực hiện hợp đồng. tiêu chuẩn xét trúng thầu tùy theo cấp công trình, yêu cầu chất lượng để đề ra điểm xét thầu trong mối tương quan giữa chất lượng kỹ thuật và giá, không hoàn toàn dựa trên giá thầu thấp nhất như hiện nay.

bên cạnh đó, nhà nước cần sớm ban hành các chính sách liên quan nhằm nâng cao chất lượng công trình như: chính sách khuyến khích doanh nghiệp tổ chức thực hiện quản lý chất lượng theo iso 9001-2000 và môi trường theo iso 14000; tăng kinh phí đào tạo cán bộ, công nhân lành nghề…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *