Việt Nam được lên nhóm minh bạch thấp về đất đai

Bảng xếp hạng tính minh bạch toàn cầu năm nay có tổng cộng 82 quốc gia, mở rộng thêm 26 nước so với lần gần đây nhất. trong danh sách này, ngoài Việt Nam, đã có 7 quốc gia, khu vực và các vùng quản lý hành chính được tăng vị trí. trong đó, Dubai (Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất), Romania, Ukraina và Nga có vị trí cải thiện đáng kể nhất.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng được đánh giá cao vì sự minh bạch ngày một cải thiện. Việt Nam, trung Quốc và Ấn Độ là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất ở khu vực này. Venezuela là nước duy nhất có điểm minh bạch thấp hơn so với năm 2006, do những thay đổi trong các quy định của nhà nước và các chính sách thuế quan mới áp đặt lên các nhà đầu tư nước ngoài.

Thị trường nhà đất đang “nín thở” chờ thời. Ảnh: Hoàng Hà.

Bảng xếp hạng đánh giá tính minh bạch của thị trường qua nhiều yếu tố như lượng hàng hóa hiệu quả, những yếu tố thị trường, các tài sản được niêm yết, môi trường luật pháp và cách thức giao dịch, việc vận dụng và hiểu những quy định pháp luật một cách đúng đắn, sự tôn trọng quyền sở hữu riêng, quyền sử dụng và cập nhật những cơ sở dữ liệu về thị trường.

Ngoài ra, những chỉ số khác như thành tích đầu tư, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp trong thị trường kinh doanh bất động sản cũng được đưa vào bảng xếp hạng.

Theo bảng xếp hạng năm nay, Canada và Australia chia nhau vị trí đầu bảng trong danh sách 10 nước có chỉ số minh bạch cao. Việt Nam đã có sự cải thiện về chỉ số minh bạch nhưng vẫn chỉ nằm trong nhóm 4 – nhóm các nước có chỉ số minh bạch thấp.

Việt Nam được 4,29 điểm, đã thăng hạng, nhưng vẫn đứng ở vị trí cuối cùng của nhóm “minh bạch thấp”. Năm 2006, Việt Nam xếp hạng 56/56 nước và ở nhóm “không minh bạch”. Theo ông Andrew Brown, Tổng giám đốc Công ty Jones Lang LaSalle, nguyên nhân giúp Việt Nam cải thiện được vị trí trong bảng xếp hạng này là do môi trường pháp lý liên quan tới đầu tư bất động sản và luật pháp đã được thay đổi theo hướng tích cực.

Ông Andrew Brown, bình luận: “Việt Nam đang nổi lên như là một điểm đến cho dòng vốn nước ngoài và sự hiện diện ngày một tăng của các tập đoàn đa quốc gia đang mở rộng hoặc thiết lập các hoạt động kinh doanh mới. Chúng tôi đang chứng kiến một số tiến bộ trong việc minh bạch hóa thị trường, tuy nhiên quá trình thay đổi và tiến bộ là chậm và quan liêu”.
Tiến sĩ Jane Murray, trưởng phòng nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương của Jones Lang LaSalle, cho biết tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tính minh bạch đã được cải thiện nhưng không đồng đều ở các quốc gia. Việt Nam nằm trong số nước có sự tiến bộ lớn tại khu vực này. Cùng với Ấn Độ và trung Quốc, Việt Nam đang là thị trường nhận được sự chú ý lớn hơn của các nhà đầu tư trong vấn đề thuê mua bất động sản trong các năm gần đây.

Theo ông Jane Murray, những tiến bộ, đặc biệt trong môi trường pháp lý liên quan tới đầu tư bất động sản, luật pháp và các thủ tục thu hồi đất bắt buộc của khu vực công là nguyên nhân chính cho sự thay đổi này.

trong báo cáo, Jaques Gordon, nhà phân tích chiến lược toàn cầu của Jones Lang Lasalle cho rằng, những thị trường mới nổi đã có những cải thiện đáng kể về mức độ minh bạch. Những cải thiện này liên quan đến những áp lực của toàn cầu hóa khiến các nhà đầu tư mở rộng hoạt động để tìm kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, sự luân chuyển của các dòng vốn của các tập đoàn đa quốc gia đã tạo ra nhu cầu to lớn về thông tin. Áp lực này khiến các nước phải cởi mở hơn về mặt pháp lý và quản lý nhằm giúp tăng sự luân chuyển của các dòng vốn.

Ông Jaques Gordon cũng khẳng định, bên cạnh việc tập trung nhiều vào các thị trường có tính minh bạch tốt như Anh, Canada, Hà Lan và Hong Kong thì nhiều nhà đầu tư xuyên biên giới cũng quan tâm đến những thị trường nhà đất mà tính minh bạch chưa cao, vì ở đây rất nhiều tiềm năng. Nhưng những nhà đầu tư này đòi hỏi phải có lợi nhuận đầu tư cao hơn để bù đắp cho những rủi ro liên quan đến tính minh bạch thấp của các thị trường này.

Hồng Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *