Việt Trì – Những góc nhìn

Việt trì – thành phố lễ hội phải suy tính về một dấu ấn mỹ thuật thể hiện trên một số công trình kiến trúc thời nay để tưởng niệm các vua Hùng.

VIỆT trÌ ĐÔ THỊ DU LỊCH

TS.KTS LÊ trỌNG BÌNH

trên thế giới và ở trong nước hiện chưa có kinh nghiệm về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong lĩnh vực phát triển đô thị (hoặc thành phố) lễ hội. Tên gọi “thành phố lễ hội – hay thành phố Festival” được hiểu như là một thương hiệu du lịch, một cái “danh” chỉ về một đô thị có hoạt động lễ hội truyền thống. Tuy nhiên xét về bản chất đô thị học, thì ” thành phố Lễ Hội” là một đô thị được hình thành và phát triển với tiền đề chủ yếu và quyết định là các hoạt động lễ hội. Theo quan điểm du lịch thì đó là đô thị du lịch, phát triển và tồn tại nhờ các hoạt động lễ hội.

Như vậy, cho dù phát triển đô thị theo một trong hai quan điểm đó, thì quy hoạch phát triển thành phố Lễ hội Việt trì, với mục tiêu trên, hiện nay buộc phải thực hiện theo qui định của Luật Du lịch về đô thị Du lịch.

Vấn đề hiện nay trong công tác quy hoạch phát triển của Việt trì đối mặt với thực trạng của sự tồn tại nhiều loại Quy hoạch phát triển cùng được triển khai nghiên cứu: Quy hoạch chung xây dựng đến năm 2020, đang chuẩn bị điều chỉnh theo hướng phát triển thành đô thị loại I, Quy hoạch phát triển các ngành KTXH, văn hoá, công nghiệp, thương mại, giao thông, năng lượng… Vì vậy, cần hợp nhất mọi quy hoạch trên địa bàn thành một Quy hoạch phát triển du lịch để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở quản lý phát triển thành phố đạt mục tiêu của thành phố lễ hội.

trong các vấn đề cần quan tâm để Việt trì có thể phát triển du lịch thì sản phẩm du lịch lễ hội cần phù hợp với giá trị đích thực của lễ hội dân tộc Việt. Hạn chế tình trạng “sân khấu hóa lễ hội”, đưa lễ hội lên sân khấu quảng trường, khai thác giá trị cộng đồng trong hệ thống lễ hội như Hội Làng trưng có trò leo cầu Ngô, Hội phết Hiền Quan, Hội trò trám – Tứ Xã… các hình thức biểu diễn nghệ thuật, trò chơi, những loại hình nghệ thuật độc đáo mang tính dân gian như hát Xoan, hát Ghẹo, đâm Đuống với sự tham gia hào hứng, tự giác, cùng hướng đến một cái đích với tinh thần nhất quán cao của cộng đồng du khách mà không cần kịch bản, tổng đạo diễn, tuy phải tuân thủ những quy định giao lưu khá chặt chẽ. Mặt khác sản phẩm du lịch lễ hội tại Việt trì phải đáp ứng nhu cầu hướng về cội nguồn của khách du lịch, đặc biệt Lễ hội Đền Hùng, Hội Đền Mẫu Âu Cơ có ý nghĩa tâm linh, lịch sử sâu sắc, mang đậm sắc thái cội nguồn, thu hút mọi người con của dân tộc Việt từ mọi nơi trên trái đất hướng về Đất Tổ.

Cần thiết áp dụng nguyên tắc tính toán sức chứa, nhu cầu dịch vụ lưu trú, dịch vụ du lịch, cung cấp hạ tầng cho khách du lịch, khách hành hương theo tiêu chuẩn quy hoạch phát triển du lịch (tham khảo qui định của tiêu chuẩn QHpT du lịch do Bộ KHCN ban hành), bên cạnh các nguyên tắc tính toán dự báo của quy hoạch xây dựng. Yêu cầu trên rất quan trọng nhằm xác định ngưỡng phát triển đô thị, bảo đảm nguyên tắc tối cao bảo tồn gìn giữ giá trị di sản văn hoá truyền thống, phục vụ nhu cầu hướng về cội nguồn của dân tộc Việt đối với của thành phố lễ hội Việt trì. Như vậy dân số đô thị lễ hội không cần thiết như đô thị khác theo quy định pháp luật về quy hoạch đô thị.

Đối với việc tổ chức không gian đô thị lễ hội, cần tổ chức hệ thống các không gian lễ hội phù hợp với loại hình, có không gian tách biệt khỏi khu dân cư, nhưng có loại cần hoà nhập với cộng đồng dân cư đô thị để làm cho không gian lễ hội luôn sống động, không theo mùa vụ như hoạt động du lịch thông thường.

CẦN MỘT DẤU ẤN MỸ THUẬT THỜI HÙNG VƯƠNG

HỌA SỸ NGÔ QUANG NAM

Muốn xây dựng một thành phố lễ hội, mang được tính độc đáo, mang được đậm nét dấu ấn của bản sắc văn hóa dân tộc thì lại trở lại nguồn cội, đó là văn hóa Hùng Vương mà mỹ thuật Hùng Vương sẽ đóng góp phần lớn để hình thành sự độc đáo ấy.

Cần gắn mỹ thuật với thành phố lễ hội

Điểm lại những công trình kiến trúc cổ còn lại trên thành phố và kể cả ở Đền Hùng tồn tại đến nay có tuổi thọ vài trăm năm, chủ yếu là kiến trúc Lê, Nguyễn. Những công trình mới trong vài chục năm gần đây thì chủ yếu là nhà bê tông hộp, nhà ống. Người ta đến thành phố không có một cảm nhận một dấu ấn nào đậm nét của văn hóa Hùng Vương. Cuộc thi tốn kém để tạo ra một cái cổng vào khu di tích thì chẳng ăn nhập gì với văn hóa Hùng Vương mà chỉ có thể lắp ghép vào cho một công viên như công viên nước Hồ Tây hoặc một khu du lịch nghỉ ngơi Resort nào đó… Hai ngôi đền mới xây là đền Âu Cơ và Lạc Long Quân thì những hoa văn trên các đầu đao đã được toan tính thay cho các đầu rồng, đầu nghê của kiến trúc Nguyễn, nhưng xem ra lại thiếu sự hòa nhập bởi “Đầu Ngô, mình Sở”. Về ý tưởng rất đáng hoan nghênh, nhưng về sự thể hiện, do chưa có những chủ trương dứt khoát của chủ đầu tư, nên sự nghiên cứu những ý tưởng đưa Mỹ thuật của văn hóa Hùng Vương vào những công trình mới, các tác giả vừa thiết kế vừa thi công mang tính thể nghiệm mà thôi. Do vậy chưa tạo ra một “thức” cơ bản vững chắc. Người có sự quan tâm đến văn hóa vẫn thấy chưa ổn mà thấy sự tùy tiện chắp vá.

Việt trì – thành phố lễ hội phải suy tính về một dấu ấn mỹ thuật thể hiện trên một số công trình kiến trúc thời nay để tưởng niệm các vua Hùng. Có như vậy mới tạo ra dấu ấn mới có biểu trưng về Thành phố lễ hội – nơi phát tích của dân tộc. Vì vậy, cần tập trung một số công trình mang dấu ấn mỹ thuật của văn hóa Hùng Vương, văn hóa Đông Sơn. Đó là Tháp Tưởng niệm các vua Hùng (hiện đang được tỉnh phú Thọ tổ chức thiết kế mẫu), cổng Đền Hùng, Công viên Văn Lang, Hồ Việt… Tóm lại, muốn có một thành phố lễ hội mang dấu ấn độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc phải trở về với việc phục hưng văn hóa Hùng Vương, như vậy mới có ý nghĩa, mới có ấn tượng và mới góp phần làm tự hào truyền thống dân tộc sâu sắc trở về cội nguồn của ông cha…

CẦN CÓ MỘT trUNG TÂM ĐIỆN ẢNH HÙNG VƯƠNG

ĐẠO DIỄN HẢI NINH

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật, cũng là một phương tiện truyền thông hiện đại có nhiều đặc thù khác với phương tiện truyền thông khác. Điện ảnh là một phương tiện nghe nhìn, cho phép người ta nghe tận tai, nhìn tận mắt những di tích lịch sử như Cung điện, đền đài, thành quách, lăng tẩm qua các thời đại lịch sử, có thể nhìn thấy các hiện vật cụ thể trong các di chỉ khảo cổ, hoặc trong bảo tàng. Để có thể nhìn tận mắt những di tích lịch sử của đất tổ Hùng Vương, các hiện vật ở các di chỉ khảo cổ Sơn Vi, phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun… mà không cần đến tận nơi, thì Việt trì xây dựng một trung tâm điện ảnh Hùng Vương là vô cùng cần thiết đối với Việt trì.

trung tâm điện ảnh Hùng Vương là một khu kiến trúc liên hợp, đa dạng và hiện đại, kết hợp giữa công tác nghiên cứu và giải trí. Các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học, các nhà khảo cổ, các nhà văn hóa nghệ thuật, các du khách trong nước và thế giới có thể đến đây để tìm hiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử 4.000 năm của dân tộc Việt Nam – Nước Văn Lang. Và họ có thể thưởng thức một nền văn hiến cổ xưa cách đây hàng ngàn năm của thời đại Hùng Vương qua các bộ phim tư liệu, tài liệu về khảo cổ, về các di tích lịch sử, các cổ vật của một triều đại có 18 đời Vua Hùng và nền văn hóa cổ đại Việt Nam.

Các tầng lớp nhân dân trên mọi miền đất nước có thể đến đây để tìm lại cội nguồn của dân tộc, khám phá những nét đẹp truyền thống độc đáo, vui chơi giải trí đắm mình trong các lễ hội mang mầu sắc cổ tích và huyền thoại được ghi lại trong các phim tài liệu nghệ thuật, mà không phải lúc nào cũng có thể diễn ra, ai cũng đến đúng vào các ngày lễ Hội hàng năm. Ngoài ra đến trung tâm điện ảnh Hùng Vương có thể xem các phim lịch sử Việt Nam, tham khảo các phim lịch sử của các nước trên thế giới.

Thách thức không nhỏ của Việt trì

TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN

Thành phố Việt trì có nhiều lợi thế, tuy nhiên thành phố cũng có những thách thức không nhỏ đó là kinh tế tuy có phát triển nhưng chưa mạnh và chưa vững chắc, thị trường chưa phát triển, tính cạnh tranh còn thấp. Tốc độ đô thị hoá nhanh, tỷ lệ dân đô thị cao nhưng chất lượng cuộc sống đô thị chưa cao. Quy hoạch và quản lý xây dựng bước đầu khá tốt nhưng bộ mặt kiến trúc đô thị vẫn chưa có tính đột phá, chưa thể hiện rõ nét đặc thù hay bản sắc văn hóa địa phương. Hạ tầng kỹ thuật đô thị đã có sự chú ý về đầu tư nhưng vẫn chưa theo kịp với sự phát triển. Mặt khác sự phát triển hay tốc độ phát triển kinh tế và xã hội, sự thu hút đầu tư mạnh mẽ của các tỉnh và đô thị xung quanh (Vĩnh phúc – Vĩnh Yên; Hà Nội…) là những thách thức bên ngoài tác động tới sự phát triển của phú Thọ nói chung và Thành phố Việt trì nói riêng. trong bối cảnh đó, xây dựng Việt trì thành thành phố lễ hội về với cội nguồn cần phải chú ý tới các đặc điểm sau:

Thành phố lễ hội trước hết phải là thành phố phát triển bền vững. Theo Ngân hàng thế giới một thành phố phát triển bền vững phải đạt các tiêu chí sau: Khả năng cạnh tranh cao; Khả năng quản lý tốt; Là nơi cư trú tốt và thành phố lành mạnh về tài chính.

Khả năng cạnh tranh ca Một đô thị không có khả năng cạnh tranh thì nó sẽ bị lãng quên ngược lại khả năng cạnh tranh cao góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện việc làm – khai thác tối đa tiềm năng của con người, tăng thu ngân sách.

Khả năng quản lý tốt: trình độ và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ; bộ máy công quyền mạnh để kiểm sóat được sự phát triển đưa sự phát triển đi đúng hướng; có hệ thống pháp luật hoàn thiện và thích hợp.

Lành mạnh về tài chính: Cân đối thu -chi; công khai và minh bạch tài chính.

Là nơi cư trú tốt (Thành phố mang tính nhân văn; Thành phố có bản sắc riêng). Xây dựng thành phố Việt trì văn minh, hiện đại có bản sắc xứng đáng với một thành phố anh hùng, thành phố phát triển bền vững – thành phố lễ hội trở về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam đó không chỉ là nguyện vọng của nhân dân thành phố Việt trì nói riêng mà là của nhân dân cả nước nói chung.

VỀ TÍNH DÂN TỘC & CỘI NGUỒN DÂN TỘC

TS.KTS. ĐỖ THẾ SÍNH

Do đặc thù lịch sử, những công trình kiến trúc từ thời dựng nước đến nay không còn dấu vết gì. phế tích đáng kể nhất là thành đất Cổ Loa, thế mà mấy chục năm nay cũng không giữ nổi. Kiến trúc thời Lý – trần có nhiều công trình rất to lớn cũng không còn, trừ mấy cây tháp nhỏ.

Những kiến trúc cổ còn tương đối nguyên vẹn đến nay đều là những công trình thời Lê – Nguyễn. Chúng ta đã có điều kiện nghiên cứu sâu và nêu ra những nét đặc sắc của khối di sản kiến trúc này. Và ta thường gọi đó là đặc tính dân tộc. Dòng kiến trúc Lê – Nguyễn đã phát triển rực rỡ vào các thế kỷ 17,18,19 đạt đỉnh điểm của nó với rất nhiều công trình nổi tiếng, một số còn tồn tại đến nay.

Điều cần nêu ra ở đây là Kiến trúc – Mỹ thuật thời Lý – trần trở về trước, tuy chưa đủ điều kiện lý giải rành rọt, nhưng rõ ràng nó có nguồn gốc xuất xứ khác với Kiến trúc – Mỹ thuật thời Lê – Nguyễn sau này. Sở dĩ nên nói rõ điều này vì khi sử dụng các mô thức Kiến trúc – Mỹ thuật của hai kỳ này cần có sự cân nhắc, cẩn trọng, nhất là khi kết hợp chúng trong một công trình.

Xin nêu ra một ví dụ: Đền thờ Lạc Long Quân đang được xây dựng ở khu đền Hùng. Ba ngôi nhà chính gồm nhà Bia, Tiền Đường và Nhà thờ. Kiến trúc của cả ba ngôi nhà này từ mái đến hệ kết cấu gỗ đạt đến độ tinh xảo, cầu kỳ của thức kiến trúc Cổ điển Việt Nam (có vài chi tiết thay đổi có dụng ý, trong chi tiết xà, kẻ gì đó nhưng không đáng kể). Nhưng những chi tiết trang trí quen thuộc, nổi bật trên bờ nóc như rồng chầu mặt nguyệt và rồng hồi đầu trên đao mái… được thay bằng các họa tiết trang trí lấy từ trống đồng thời Hùng Vương. Sát trước nhà bia là chiếc cổng vòm đá chế tác cầu kỳ cũng khai thác từ mô tuýp trống đồng. Sát trước cổng vòm là “tứ trụ cách điệu”. Hai trụ biên được thay bởi hai con chim Lạc bằng đá ngô nghê chầu vào hai trụ chính có khắc câu đối chữ Hán! Tôi không phê phán sự vụng về trong bố cục của nhóm công trình này. Chỉ thấy rõ sự bất ổn trong việc kết hợp các mô thức với nhau. Sự kết hợp này rõ ràng không ngọt ngào. Vì chúng không chịu chung sống với nhau. Khi ngắm công trình này, tôi chợt hình dung: những con chim Lạc này nếu đậu trên nóc những ngôi nhà sàn gỗ Tây Nguyên chắc ổn hơn.

Cụm từ “Dân tộc Cội nguồn” là cốt để phân biệt hai thời kỳ phát triển khác nhau của Kiến trúc – Mỹ thuật nước ta. Đối với vấn đề Kiến trúc của Thành phố Việt trì ta luôn chú trọng khai thác những yếu tố Mỹ thuật thời dựng nước sơ khai để đạt mục đích tạo “cầu nối” về với cội nguồn.

THÀNH pHỐ LỄ HỘI pHẢI CÓ NÉT ĐẶC THÙ?

pGS.TS.KTS HUỲNH ĐĂNG HY

Để làm nổi bật vị thế Thành phố lễ hội thì không gian để tổ chức lễ hội phải đủ lớn, đảm bảo đủ để tổ chức các hoạt động lễ hội một cách phong phú, đa dạng, hoành tráng. Không gian đó có lẽ phải được xác lập trên vùng đất các di tích Đền Hùng, bao gồm các xã Hy Cương, phù Ninh, Vân phú, Chu Hoà. Để khỏi ảnh hưởng cảnh quan và môi trường của khu lễ hội Đền Hùng này, cần thu hẹp diện tích khu công nghiệp Thuỵ Vân (khu công nghiệp Thuỵ Vân chỉ nên phát triển khoảng 150 ha, không phát triển lớn đến 320 ha như đã dự kiến quy hoạch). Mọi việc trùng tu, tôn tạo, xây dựng mới, tạo lập cảnh quan có lẽ phải được lập ở giai đoạn quy hoạch chi tiết theo một kịch bản độc đáo. Các đồi gò, các vùng trũng phải được tạo thành hồ và có giải pháp khai thác tốt nhất.

trong phạm vi nội thành thành phố Việt trì cũng phải được quy hoạch chi tiết tốt hơn. Các dải đất ven theo sông Hồng và sông Lô cần được di chuyển các xí nghiệp công nghiệp độc hại, tạo thành các dải cây xanh ven bờ sông với những loại cây đặc trưng của vùng. Quy hoạch xây dựng công viên Văn Lang ở trung tâm thành phố thành nơi có thể tổ chức nhiều lễ hội của địa phương, nơi nghỉ ngơi vui chơi của dân cư thành phố và khách vãng lai. Đặc biệt, các con đường bao quanh công viên Văn Lang này phải được xây dựng rộng thênh thang, tạo thành đường phố chính trung tâm cũng để tổ chức tuần hành trong các ngày lễ lớn. Khu vực trung tâm thành phố cần được dành đất để xây dựng nhiều công trình văn hoá, dịch vụ, khách sạn cao cấp kiêm các cơ sở để tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học, tổ chức liên hoan văn nghệ…


Đặc điểm của thành phố lễ hội, thành phố giao lưu là thường tập trung du khách đột xuất, vậy yêu cầu phải quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng: đường phố, vỉa hè đường phố phải rộng hơn để khỏi ách tắc giao thông; phải có nhiều bãi đậu xe cho du khách đến bằng ô tô. Hệ thống cấp điện cũng phải có công suất tương thích với yêu cầu trang trí chiếu sáng đường phố; tiêu chuẩn cấp nước phải cao hơn… Tóm lại, hình thái quy hoạch và kiến trúc của thành phố lễ hội, Festival phải có nét đặc thù.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *