Bố cục ngôi nhà theo phong thủy





Yêu cầu cơ bản về phong thủy phía bên trong nhà ở là: có ánh sáng tự nhiên, thông gió, sạch sẽ, mỹ quan, hài hòa đáp ứng được nhu cầu sinh lý và tâm lý của gia chủ.


Bố cục trong nhà phải hài hòa, cân xứng, hợp lý, tiện lợi, chủ yếu bao gồm 7 nội dung: phân chia khu vực, độ cao, diện tích, độ sâu của phòng, cửa ra vào và cửa sổ, hành lang, cầu thang.



Nếu phân chia theo mức độ riêng tư, cá nhân, môi trường trong nhà có thể chia thành hai loại là không gian riêng tư (như phòng ngủ, phòng đọc, phòng tắm) và không gian chung (như bếp, phòng khách chung, phòng ăn). Nếu phân chia theo trạng thái công năng của con người, có môi trường nhỉ ngơi (như phòng ngủ) và môi trường học tập làm việc như (phòng đọc), môi trường giao tiếp (phòng khách). Môi trường nghỉ ngơi là môi trường “tĩnh”, môi trường giao tiếp là môi trường “động”, môi trường học tập làm việc là môi trường nửa tĩnh, nửa động, cần phân chia hợp lý, không làm ảnh hưởng đến nhau.


Việc phân chia hợp lý tối thiểu có bốn nguyên tắc như sau:


1. Phần trung tâm nhà không được đặt phòng tắm, phòng bếp để tránh toàn bộ nhà bị ô nhiễm.


2. Đặt những phòng quan trọng (như phòng ngủ, phòng đọc) ở phía nam hoặc phía đông nam có đủ ánh sáng và thông gió, mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ. Đặt các phòng khách, bếp ăn, phòng tắm ở phía bắc hay tây bắc. Nếu có tầng trên tầng dưới thì đặt phòng khách ở tầng một.


3. Bếp là nguồn gây ô nhiễm không khí chính trong ngôi nhà, cửa sổ nhà bếp không được đặt thông với cửa sổ phòng ngủ. Nếu được như vậy, phòng ngủ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi không khí từ bếp thải ra.



4. Nếu nhà rộng, có nhiều phòng để chọn lựa, tất nhiên sẽ rất thuận tiện, bạn có thể chọn lựa được vị trí tốt nhất. Còn nếu nhiều người ở chung trong một ngôi nhà chật, có thể khác phục, phát huy tính năng động chủ quan của con người bằng cách dùng những hình thức như quây ngăn, chắn hay các đồ dùng gia đình để phân chia phòng thành các không gian khác nhau, khiến một phòng có nhiều công dụng.


“Quây” có nghĩa là dùng những thứ như đồ dùng gia đình như màn gió quây lấy một không gian nhỏ trong một không gian lớn hoặc là dùng những cách làm có tính tượng trưng về mặt thị giác hay thính giác, ngăn lấy một khoản không gian mong muốn, khiến mọi người không có cảm giác thay đổi gì lớn, nhưng thực tế là có cách biệt với không gian ban đầu.


“Ngăn” có nghĩa là dùng tủ, bệ, bình phong, cây cảnh chia không gian lớn thành những khu vực nhỏ với những chức năng khác nhau.


“Chắn” là dùng đồ dùng gia định, nhựa tổng hợp, cửa xếp ngăn chia ra các khu vực có chức năng khác nhau khá nhiều, nhưng không gian lớn vẫn thông với nhau.


Nhật Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *