Sau Đại chiến thế giới thứ hai, cấu trúc “tiểu khu nhà ở” được ứng dụng rộng rãi, đầu tiên ở các nước Bắc Âu và Đông Âu, sau đó là ở Bắc Mỹ.
Các nước Bắc Âu áp dụng thành công nhất mô hình này. Ở Anh và pháp, hàng loạt đô thị mới xung quanh thủ đô đã xây dựng theo kiểu tổ hợp nhà ở chung cư và các công trình công cộng tạo thành các tiểu khu nhà ở, nhiều tiểu khu nhà ở tạo thành đơn vị ở. Ý tưởng chủ đạo của cấu trúc đơn vị ở rất gần với lối sống xã hội chủ nghĩa nên cũng được cải tiến và nhanh chóng phát triển trên các nước XHCN, đặc biệt ở Liên xô cũ.
Từ những ứng dụng thực tế tại nhiều nước, có thể thấy cấu trúc tiểu khu nhà ở được hình thành từ Mỹ, một nước có nền kinh tế phát triển cao nên nó chỉ phát huy tác dụng ở những nước kinh tế phát triển như Anh, pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan… Đối với các nước kém phát triển, mô hình này bộc lộ nhiều hạn chế.
Sau một thời gian dài sử dụng, các khu chung cư đã xuống cấp và bộc lộ những hạn chế về nhiều mặt. Những năm 1980 là thời kỳ khủng họảng của mô hình tiểu khu nhà ở.
Các nước trước đây đã áp dụng mô hình này giờ đây đứng trước vấn đề: Cải tạo như thế nào? Có thể thấy những khu chung cư ở các nước khác nhau đều cùng có chung một số vấn đề như sau: Cơ cấu nhà ở, căn hộ không hoàn chỉnh; diện tích chật hẹp; hình thức thiết kế đơn điệu, buồn tẻ; kết cấu không đảm bảo, dập khuôn; môi trường ở xuống cấp; hệ thống các công trình dịch vụ công cộng còn thiếu. Xuất phát từ các biểu hiện nói trên, các nước đều đã có những nghiên cứu thử nghiệm, cải tạo các khu ở này nhằm đáp ứng những biến đổi về kiến trúc và quy họạch, nâng cao điều kiện ở, vệ sinh môi trường.
|
Cải tạo chung cư ở các nước phát triển
4