Từ một thị xã miền núi bé nhỏ, với vài con đường nhựa nơi trung tâm và được biết đến là một thị
xã nghèo nàn vậy mà tới nay, Buôn Ma Thuột đã là một đô thị phát triển nhanh nhất Tây Nguyên. trong quá trình phát triển ấy, Tp luôn rút ngắn các tiến độ, chỉ 1/2 thời gian là đã về tới đích. trước thềm nhận Quyết định của Chính phủ công nhận Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, pV Báo Xây dựng đã trao đổi với Chủ tịch UBND Tp Buôn Ma Thuột – Huỳnh Ngọc Luân: Chỉ trong 5 năm, Tp Buôn Ma Thuột từ đô thị loại II đã được công nhận là đô thị loại I. Với một khoảng thời gian ngắn như vậy, chính quyền và nhân dân Tp đã làm những gì để đạt được các tiêu chí của một đô thị loại I, thưa ông? – Tp Buôn Ma Thuột là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh, trung tâm giao lưu kinh tế – văn hoá xã hội quan trọng của vùng Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay toàn tỉnh Đắk Lắk có 17 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại IV, 14 đô thị loại V. Tp Buôn Ma Thuột nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia, ảnh hưởng mạnh về kinh tế – xã hội với các đô thị trong vùng. Với lợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi về hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không nên Buôn Ma Thuột được định hướng là Tp trung tâm cấp vùng, được Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển. Hiện Tp Buôn Ma Thuột chiếm khoảng 60% GDp toàn tỉnh, dân số chiếm 18,24% dân số toàn tỉnh.
trong những năm qua, kinh tế – xã hội Tp Buôn Ma Thuột có những bước phát triển nhanh, mạnh trên các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, phạm vi xây dựng đô thị ngày càng mở rộng cùng với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung, các khu đô thị mới, công tác quy hoạch xây dựng, quản lý quy hoạch và đầu tư cơ bản đáp ứng được tình hình phát triển đô thị. Quá trình phát triển đô thị với tốc độ nhanh. Để đảm bảo yêu cầu đầu tư và quản lý đô thị, từ năm 2007 đến nay đang triển khai lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Tp Buôn Ma Thuột đến năm 2025, làm cơ sở tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết các KĐTM, quy hoạch hoàn chỉnh và đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Để quản lý một đô thị loại I, chính quyền Tp Buôn Ma Thuột trong thời gian tới sẽ phải làm gì, thưa ông? – trong quá trình phát triển Tp Buôn Ma Thuột, để thực hiện quản lý Nhà nước về quản lý đô thị và các lĩnh vực: Quy hoạch và xây dựng đô thị; đất đai; sử dụng, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; nhà, trật tự an toàn đô thị; môi trường, cây xanh, công viên; điện chiếu sáng công cộng và các hoạt động văn hóa xã hội… UBND Tp đã và đang từng bước hoàn chỉnh quy chế quản lý đô thị, đồng thời kết hợp với việc ban hành các quy chế quản lý quy hoạch đối với các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt. Từ đó làm cơ sở quản lý trên các lĩnh vực đô thị, góp phần làm cho Tp phát triển ngày càng hiện đại, đậm nét bản sắc dân tộc Tây Nguyên. Tp Buôn Ma Thuột có quy hoạch chung xây dựng đến năm 2020 đã được Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 69/BXD ngày 20/4/1992 và đã được điều chỉnh quy hoạch bằng Quyết định số 1530/QĐ-UB ngày 31/7/1998 của UBND tỉnh Đắk Lắk (theo Công văn số 1789/BXD-KTQH ngày 22/8/1997 của Bộ Xây dựng về việc thỏa thuận điều chỉnh quy hoạch chung Tp Buôn Ma Thuột). trên cơ sở quy hoạch chung, Tp đã tiến hành lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, 1/2000 một số khu vực. Hiện chúng tôi đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch, trong năm 2010 sẽ hoàn thành việc điều chỉnh chung kinh tế – xã hội. Hướng phát triển Tp đã được xác định: Về phía tây nam, phía đông bắc và phía đông. Đến nay các khu đô thị mới đã và đang được phê duyệt đưa vào quản lý xây dựng, tạo tiền đề cho quá trình thu hút đầu tư triển khai các dự án đầu tư xây dựng thuận tiện. Được biết Bộ Chính trị đã có kết luận 60, xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng trực thuộc trung ương vào năm 2020. Vậy lộ trình từ nay đến đó, Tp sẽ tập trung vào những công việc gì? – Một trong những mục tiêu quan trọng trong thời gian tới là phấn đấu đưa Tp Buôn Ma Thuột cơ bản trở thành Tp công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020. Do vậy, Tp sẽ tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, cùng đó tập trung hoàn thành việc đầu tư, đưa vào hoạt động các nhà máy thủy điện trên địa bàn, gắn các công trình này với việc bảo đảm nguồn nước và kết hợp với du lịch… phân bố, phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp theo đúng quy hoạch, đồng thời di dời toàn bộ các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu đông dân cư. Tổ chức và mở rộng lại sản xuất ngành cơ khí, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt và chuẩn bị mở rộng, phát triển một số khu, cụm công nghiệp mới, gắn việc đầu tư các khu, cụm, điểm công nghiệp với đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào và đào tạo lao động tạo điều kiện thu hút đầu tư… Mục tiêu đề ra cho tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất giai đoạn 2011 – 2015 đạt 23 – 24% và giai đoạn 2016 – 2020 đạt 21 – 22%; cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến đạt 85 – 90%. Đối với sản phẩm cà phê, tập trung nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, đưa tỷ lệ cà phê được chế biến ước đến năm 2020 đạt từ 40 – 50%, nâng tỷ lệ chế biến cà phê bột đến năm 2020 đạt trên 20%… Riêng việc đầu tư các khu, cụm công nghiệp, phấn đấu nâng diện tích các khu, cụm công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng trên 575ha vào năm 2020, thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án, lấp đầy trên 80% tổng diện tích đất xây dựng trong các khu, cụm công nghiệp. Dịch vụ được xác định là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế Tp. trước mắt sẽ tập trung phát triển các chợ đầu mối, kho trung chuyển, hệ thống đại lý và xây dựng một số trung tâm thương mại, siêu thị. Thị trường tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán… cũng sẽ được ưu tiên đầu tư, phấn đấu đưa Buôn Ma Thuột thành trung tâm tài chính – ngân hàng của Tây Nguyên. Đối với du lịch sẽ chú trọng nâng cao chất lượng các hoạt động, sản phẩm du lịch; khai thác có hiệu quả lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử; tổ chức kết nối các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng, trong nước và từng bước mở rộng ra nước ngoài. Riêng ngành nông nghiệp sẽ được cơ cấu lại và phát triển theo hướng ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh. Về không gian, dự kiến mở rộng về hướng đông – nam, tây bắc. Tp sẽ chú trọng đầu tư đồng bộ vào kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Về giao thông, xây dựng và nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột thành Cảng hàng không Quốc tế, đầu mối vận tải hàng không của khu vực Tây Nguyên. Từ nay đến năm 2020, xây dựng xong nhà ga thứ 2, phục vụ khoảng 800 ngàn hành khách và 3.000 tấn hàng hóa/năm. Tp cũng đề nghị trung ương triển khai nhanh đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt nối hệ thống đường sắt Việt Nam từ Tuy Hòa (phú Yên) đến Buôn Ma Thuột, đường bộ phú Yên – Đắk Lắk dài 297km, nối từ Ngã ba phú Lâm (QL1, phú Yên) với cửa khẩu Đắk Ruê (Đắk Lắk)… Các công trình thủy lợi sẽ được đầu tư phát triển theo hướng đa mục tiêu, vừa bảo đảm nước sản xuất, điều hòa môi trường và phát triển du lịch. Đối với hệ thống điện, phối hợp với ngành điện phát triển hệ thống truyền tải điện rộng khắp và từng bước hiện đại hóa mạng lưới điện theo hướng ngầm hóa, bảo đảm tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Chú trọng tăng cường cung cấp nước sạch, bảo đảm cho 100% dân số thành thị và nông thôn được dùng nước sạch với định mức bình quân 90 – 120lít/ngày. Hệ thống xử lý nước thải cũng được mở rộng, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, bãi chôn lấp và xử lý rác thải của Tp; xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống thoát nước, xử lý chất thải các khu, cụm công nghiệp; quy hoạch hành lang bảo vệ sông, suối. Về giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, Tp sẽ cùng tỉnh Đắk Lắk đầu tư từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc gia hệ thống trường phổ thông, xây mới một số trường đại học và đa dạng hóa các ngành đào tạo. Xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên và một số bệnh viện chuyên khoa khác. Khu liên hợp Thể dục – Thể thao vùng Tây Nguyên, trường nghiệp vụ, năng khiếu thể dục – thể thao, Bảo tàng các dân tộc Tây Nguyên, trung tâm hội nghị, hội chợ… cũng được đầu tư nâng cấp. Để thực hiện mục tiêu này, chính quyền Tp sẽ huy động vốn đầu tư, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hình thành và phát triển các loại thị trường, ứng dụng khoa học – công nghệ, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển văn hóa – xã hội từ các nguồn lực.
Xin cảm ơn ông!
|
Buôn Ma Thuột – Xứng tầm đô thị loại I
2
Bài trước