Cuộc thi thiết kế các toà nhà chọc trời quốc tế được tổ chức định kỳ mỗi năm 1 lần. Nhưng năm nay, nhà thiết kế người Malaysia đã đem tới sự bất ngờ cho cuộc thi bằng bản thiết kế độc đáo, mô tả cấu trúc của một nhà cao tầng chìm dưới biển và chỉ có vài tầng nổi lên mặt nước. Thông thường, các kiến trúc sư tham dự cuộc thi “Dự án nhà chọc trời tương lai” (eVolo Skyscraper Competition) thường hướng tới việc tạo sáng tạo ra những toà nhà cao lớn, có cấu trúc và hình dáng độc đáo và phức tạp nhưng lại hẹp hơn so với các toà nhà đã và đang được xây dựng bây giờ. Còn bản thiết kết ấn tượng nhất năm nay lại khác biệt xa so với các tiêu chuẩn đó.
Đề án xây dựng “Nhà chọc trời dưới nước” được phát triển bởi kiến trúc sư người Malaysia Sarly Adre Bin Sarkum, được đánh giá ngang với gã khổng lồ đáng kính Empire State Building hiện đang toạ lạc ở New York. Cấu trúc cơ bản của toà nhà trực tiếp nằm dưới nước, còn phía trên mặt nước chỉ là một vài tầng. Ý tưởng táo bạo của Sarly Adre Bin Sarkum như một lời thách thức về trình độ kỹ thuật xây dựng với các dự án nhà chọc trời khác dự thi. Ngoài ra, nhà kiến trúc sư còn muốn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc duy trì sự ổn định cho cấu trúc của toà nhà. Đồ án mang tên hO2+scaper mang ý nghĩa là không nổi mà chìm dưới nước, tự chủ trong môi trường nước và thân thiện với môi trường. Công trình này có thể chứa được tới hàng nghìn người dân, bảo đảm cho họ có đủ thực phẩm và nước uống để duy trì sự sống, đồng thời cũng tự cung cấp được điện năng. phần không gian nổi phía trên của toà nhà sẽ là một khu vườn tuyệt vời để cung cấp lương thực và oxy. Tại đây còn có thêm một khu rừng nhỏ để hệ thống pin thu năng lượng mặt trời.
Các tầng phía dưới là nơi ở, văn phòng cùng các khu giải trí khác. Ngoài ra, toà nhà còn sử dụng tới các nguồn năng lượng tự nhiên khác như gió, sóng để cung cấp điện duy trì hoạt động của “hòn đảo” ngầm này. Tác giả công trình cũng đề cập tới nhiều biện pháp an toàn khác để tránh rủi ro cho toà nhà.
Các con tàu với chấn lưu ở tầng dưới cùng sẽ được dùng để điều chỉnh mức ngập trong nước của toà nhà giống như phương thức được dùng cho các tàu ngầm. Cùng một loạt các cơ chế khác sẽ đảm bảo cho toà nhà duy trì một cách ổn định tại một vị trí thẳng đứng. Các con tàu nối với toà nhà như những xúc tua được Sarly Adre Bin Sarkum lấy ý tưởng từ loài mực. Các “xúc tua” trên còn tham gia vào việc sản xuất điện động năng của sóng và di chuyển liên tục theo nhịp thuỷ triều để giữ vững vị trí cân bằng cho cả toà nhà. Bây giờ, toà nhà độc đáo này tuy mới chỉ tồn tại trên giấy, nhưng trong tương lai mọi thứ đều có thể thay đổi. trái Đất có tới 71% diện tích là đại dương. Và nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu tiếp tục gia tăng tới mức con người không còn chỗ trên mặt đất nữa thì việc xuống biển cư trú sẽ là một việc làm hiển nhiên. |
Nhà chọc trời… dưới đáy biển
5