Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân: Đưa chương trình giảng dạy nước ngoài và yếu tố văn hoá để chấn hưng nền giáo dục nước nhà

“đây là lần thứ hai bộ trưởng bộ giáo dục- đào tạo nguyễn thiện nhân đăng đàn trả lời chất vấn. với vốn hiểu biết rộng nên phần trả lời của bộ trưởng lần này mang đến cho đại biểu qh nhiều thêm nhiều thông tin, trôi chảy nhưng chưa đi thẳng vào vấn đề, chưa trực diện vào các câu hỏi mà đại biểu qh nêu”, đó là nhận xét của chủ tịch qh nguyễn phú trọng tại phiên kết thúc chất vấn bộ trưởng bộ giáo dục- đào tạo nguyễn thiện nhân chiều 12/11.
 
trong vòng 100 phút, bộ trưởng đã nhận được 14 câu hỏi chất vấn của các đại biểu tập trung vào những vấn đề lớn như: chất lượng giáo dục; chương trình, chất lượng dạy học; chính sách chăm lo giáo dục mầm non… đặc biệt, trong phiên chất vấn chiều nay, hầu hết đại biểu đều quan tâm đến chất lượng giáo dục và được nêu câu hỏi nhiều nhất.
 
thành lập nhiều trường đại học nhưng chất lượng chưa cao
 
liên quan đến vấn đề này, đại biểu nguyễn lân dũng (đắk lăk) nêu câu hỏi: nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập được thành lập nhiều? chất lượng của các trường này bộ trưởng đã có đánh giá gì chưa? bộ trưởng thừa nhận hiện đã thành lập nhiều trường đại học mới, điều này là đúng. năm 1997, cả nước có 110 đại học, cao đẳng, đến năm 2008 nâng lên thành 200 trường. như vậy, sau 11 năm số lượng trường đại học, cao đẳng tăng gần gấp đôi. vấn đề này có 3 lý do: nhu cầu của xã hội; bản thân gia đình muốn con em học; xuất phát nhu cầu của địa phương muốn có trường đại học. tuy nhiên, việc phát triển nhanh các trường đã nảy sinh nhiều vấn đề. theo bộ trưởng, nguyên nhân của tình trạng này là do các trường không đáp ứng đủ đội ngũ giảng viên theo tỷ lệ sinh viên; thiếu sự quản lý của các địa phương và nhiều trường không công khai thông tin về số sinh viên. để khắc phục tình trạng này, bộ trưởng cho biết, bộ đã triển khai 10 giải pháp phải pháp, trước mắt, bộ đã xin ý kiến thủ tướng không thành lập thêm trường mới; ban hành tiêu chí cần thiết thành lập trường; đối với những trường không thực hiện cam kết tổng kết hàng năm sẽ có biện pháp xử lý. đặc biệt, các trường phải công khai về cơ sở vật chất, trang thiết bị,; công khai thu, chi tài chính; chất lượng đào tạo… đại biểu hồ quốc dũng (bình định) hỏi bộ sự bất cập khi thay đổi chương trình sách giáo khoa? bộ trưởng cho biết, thay đổi chương trình hay không phải có căn cứ khoa học, nhất là phải đáp ứng quan điểm của đảng, đảm bảo tính khoa học sư phạm và tính khả thi. thay đổi chương trình sách giáo khoa, bộ đã lấy ý kiến của nhiều cơ quan, đặc biệt là 20.000 trường phổ thông trên cả nước. qua triển khai, bộ đã tổ chức tổng kết, đánh giá toàn bộ chương trình sách giáo khoa, qua đó nhiều ý kiến của các sở giáo dục, nhiều nhà nghiên cứu chuyên ngành đã cho biết 6 ưu điểm của đổi mới sách giáo khoa là: thể hiện đúng quan điểm đường lối của đảng; chú ý đến giáo dục con người; đảm bảo tính chính xác khoa học, hiện đại… đồng thời có những hạn chế nhất định như: còn nặng về kiến thức; một số chương trình còn nặng tính hàn lâm… việc này bộ sẽ khắc phục sớm.
 
nhiều đại biểu chất vấn bộ trưởng liên quan đến việc đổi mới giáo trình giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học. bộ trưởng thừa nhận đây thực sự là vấn đề bức xúc, nhiều trường hiện không có giáo trình khi bộ đi kiểm tra. tuy nhiên, bộ đã có giải pháp cụ thể, ngoài việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bộ lập thành ban bao gồm các hiệu trưởng, các bộ, ngành chuyên khoa để xây dựng giáo trình phù hợp.
 
“đưa chương trình giảng dạy nước ngoài để chấn hưng nền giáo dục”
 
bộ trưởng cho biết như vậy khi trả lời câu hỏi của đại biểu trần hoàng thám (tp. hồ chí minh) lo lắng tới nền giáo dục nước nhà trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới. đại biểu thám cho rằng, hiện hệ thống giáo dục nước ta còn lạc hậu, nhiều hạn chế, bất cập. với tư cách là phó thủ tướng sắp tới bộ trưởng có giải pháp gì? bộ trưởng thẳng thắn cho rằng, số học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế cao hơn nhiều so với năm trước, điều đó thể hiện chất lượng học của học học sinh được nâng lên. tuy nhiên, hiện chương trình giảng dạy nước ta còn hạn chế, việc thiết kế môn học còn lạc hậu, số lượng môn học ở bậc học phổ thông nhiều, năng lực sư phạm còn yếu, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh, nhất là là phòng thí nghiệm; năng lực quản lý, điều hành còn lúng túng….từ thực tế này, bộ trưởng đưa ra giải pháp là sắp tới bộ sẽ hình thành các hội đồng biên soạn, sử dụng chương trình giáo dục của nước ngoài (hiện có 24 chương trình nước ngoài được sử dụng); chuẩn hoá chương trình đào tạo tiến sỹ….ngoài ra, yếu tố văn hoá cũng cần được đưa vào giáo dục, càng hội nhập sâu càng phải đưa bản sắc văn hoá dân tộc vào các chương trình giáo dục giảng dạy. chưa thoả mãn với câu trả lời của bộ trưởng, đại biểu thám bức xúc đề nghị bộ trưởng, sau kỳ họp này với tư cách là người dứng đầu, bộ trưởng phải họp bàn với các ban ngành liên quan, làm thế nào để khắc phục cái lạc hậu, yếu kém của nền giáo dục nước ta hiện nay. bộ trưởng cho rằng, việc này cần có giải pháp cụ thể, chiến lược phát triển giáo dục đào tạo lâu dài.
 
cũng liên quan vấn đề này, đại biểu đinh xuân thảo (kiên giang) nêu câu hỏi: để chấn hưng nền giáo dục kịp với thế giới, sắp tới bộ trưởng có giải pháp gì? bộ trưởng cho rằng, phát triển giáo dục phải có kế thừa và phải có quá trình để thực hiện, phù hợp với quy luật chung của xã hội. để nền giáo dục nước ta theo kịp với khu vực và trên thế giới, chúng ta phải thiết lập lại môi trường giáo dục xung quanh, nâng cao trách nhiêm của thầy giáo cả về mặt đạo đức, nghề nnghieep. năm 2007, bộ đã phát động cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức” và phát động phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực” tới từng thầy cô ở tất cả các bậc học nhằm phát huy sức mạnh toàn xã hội trong việc chăm lo nền giáo dục nước nhà.
 
cần đặc biệt quan tâm bậc học mẫu giáo, mầm non
 
băn khoăn về bậc học mẫu giáo mầm non, đại biểu lê văn cuông (thanh hoá) cho rằng, đây là bậc học quan trọng nhất để hình thành tư duy nhân sau này của các em học sinh, trong khi đó bộ lại không quan tâm đến việc này, chỉ quan tâm đến việc đào tạo tại chức, từ xa, sinh viên ra trường rất khó xin việc. điều này chứng tỏ bộ chỉ quan tâm đến phần “gốc”, trách nhiệm của bộ trưởng về việc này như thế nào? bộ trưởng bày tỏ: thực ra, bộ không phải không quan tâm nhưng trong điều kiện nhất định chúng ta nên ưu tiên việc gì trước tiên. bộ cũng muốn ưu tiên cho hệ mầm non nhưng hiện bộ đang thực hiện chương trình phổ cập trrung cơ sở. năm nay, bộ sẽ phổ cập mầm non từ 5 tuổi để đảm bảo các em đến tuổi đều được đi học. đại biểu cuông cho rằng, vấn đề bộ trưởng nêu không đi thẳng vấn đề mà cử tri quan tâm. tình trạng này đã xảy ra nhiều năm, bộ cần đưa hệ mầm non vào chương trình giáo dục để nhà nước đầu tư cho hiệu quả thì bộ giáo dục lại né tránh. bộ chỉ tập trung đào tạo hệ đại học, tiến sỹ. và đã bao nhiêu tiến sỹ giấy có bằng cấp, chất lượng kém. bộ trưởng có thấy được vấn đề này không? sắp tới bộ trưởng có động thái gì đầu tư cho hệ này? đáp lại câu hỏi của đại biểu cuông, bộ trưởng nhấn mạnh thêm là rất quan tâm tới giáo dục mầm non và khẳng định, bản thân bộ trưởng là người chủ động đề xuất bậc học mầm non bắt từ 5 tuổi. còn giải pháp tới, thì đại biểu thông cảm không phải thực hiện được ngay mà phải có lộ trình, thời gian thực hiện, thực hiện phổ cập trung học xong học rồi đến mầm non. đối với giáo viên mầm non, nhà nước đã phụ cấp 50% lương tối thiểu. bộ trưởng cũng cho rằng, chính phủ chưa có chủ trương này, quan điểm của bộ trường bán công phải thành công lập
 
ngoài ra, nhiều đại biểu cũng quan tâm và nêu câu hỏi về việc xây dựng phòng trọ cho sinh viên, học sinh, đặc biệt các đối tượng thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa được .bộ trưởng thẳng thắn thừa nhận đây là thiếu sót của ngành giáo dục và cũng là vấn đề bức xúc không chỉ của các em học sinh, sinh viên mà của toàn xã hội. bộ sẽ họp, khảo sát tiếp tục triển khai, thực hiện việc này, tuy nhiên không phải đáp ứng được hết. bộ đang xây dựng tiêu chí nhà trọ cho sinh viên và phải được chuẩn hóa. đối với các em học sinh thuộc vùng dân tộc thiểu số để xây dựng trường nội trú rất khó, vì trên thực tế nếu đã thành lập trường phải tính đến chuyện ăn uống, ngủ nghỉ cho các em, trong khi đó ngân sách hạn chế và công tác quản lý sẽ như thế nào, có thuộc uỷ ban nhân dân xã không, khi đầu tư nâng cấp, sửa chữa ai chịu trách nhiệm… bộ cũng đang tiến hành xây dựng đề án thành lập các trường nội trú, thu hút các em vùng dân tộc đến trường nhiều hơn, tránh tình trạng bỏ học…/.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *