Việc Tp.HCM thường xuyên bị úng ngập kể cả trong khi không có mưa lũ khiến các nhà nghiên cứu của Viện Thuỷ lợi và Môi trường (Bộ NN&pTNT) đưa ra đề xuất về việc xây dựng quy hoạch chi tiết tuyến đê và các cống nhỏ và các khu điều tiết.
Thiệt hại nặng nề Theo kết quả nghiên cứu, diện tích ngập lụt trung bình hàng năm vào khoảng 265km2, số dân bị ảnh hưởng trực tiếp do ngập là 35,2%. trong đó, những vùng ngập nhiều nhất như Bình Chánh, Nhà Bè, Q.7, Thầy Cai – An Hạ, Bình Lợi, Hóc Môn, Q.12, Bình Thạnh… Mưa lũ gây thiệt hại về môi trường và sức khỏe cho người dân, đặc biệt làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm, mà nước ngầm Tp.HCM là nguồn nước đáp ứng lượng nước sinh hoạt cho một bộ phận cư dân rất lớn. Do vậy, một khi nước bị ô nhiễm thì cũng là mối đe dọa của nhiều loại bệnh đối với người dân sống ven các kênh rạch. Thiệt hại do ngập lụt đã phần nào hạn chế sự phát triển và gây thiệt hại hàng năm ước tính khoảng từ 5 – 6% GDp (khoảng 6.200 tỷ đồng). Khu vực Tp.HCM lại nằm ở vùng đất thấp trũng, chiếm khoảng gần 50% diện tích, nên mỗi khi triều ngày một dâng cao thì ngập lụt, ô nhiễm, ách tắc giao thông thêm trầm trọng hơn. Hiện nay, hệ thống cống thoát, công trình ngăn triều, chống ngập, của Tp.HCM còn rất hạn chế, khiến trong những năm vừa qua đã gây nên những phiền toái cho người dân mỗi khi triều cường lên hoặc mùa mưa về. Công trình ngăn lũ và triều cường trên địa bàn Tp chủ yếu là bờ bao nhỏ ven sông rạch, cho nên khi thủy triều lớn là gây sạt lở và ngập úng lớn. Bên cạnh đó, hệ thống cống tiêu thoát nước đô thị đã thiếu lại quá tải nhưng lại được dùng chung cho việc thoát nước mưa, sinh hoạt, công nghiệp chung, cùng với sự phát triển đô thị ồ ạt đã san lấp hàng chục ngàn héc-ta đất trũng và kênh rạch (khu chứa) làm cho mực nước dâng cao đã làm tình trạng ngập lụt càng nặng nề thêm. Cần quy hoạch chi tiết Theo kỹ sư Nguyễn Nhuyễn – trưởng nhóm nghiên cứu thì, quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Tp.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch chi tiết tuyến đê, các cống nhỏ dưới đê và khu trữ là bước tiếp theo để bảo đảm hoàn thiện hệ thống chống ngập úng và tiêu thoát nước khu vực. Xuất phát từ tình hình thực tế và nhiệm vụ cấp bách, nhóm nghiên cứu đã xây dựng các phương án hệ thống đê, cống nhỏ và khu trữ khác nhau: phương án 1 là phương án tuyến trong quy hoạch chống ngập khu vực Tp.HCM. Chia 5 tuyến và 11 đoạn tuyến có cấp bậc, tần suất thiết kế và hình thức kết cấu khác nhau. phương án 2: tuyến đê đi sát bờ sông, kết hợp với kè, mang tính bảo vệ tốt hơn, kết hợp việc chỉnh trang đô thị và chống xói lở bờ (phương án này chỉ có thể thực thi khi các đơn vị kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng coi tuyến đê bảo vệ chính mình và bảo vệ Tp như là sự nghiệp của chính mình). trong quy hoạch chi tiết, cần chủ động quản lý, làm sạch nguồn nước, điều khiển các cống để rửa sạch kênh mương, chủ động điều tiết mực nước trong kênh, cống để tránh mùi hôi thối. Để làm được như trên, Viện Thuỷ lợi và Môi trường chia chi tiết làm 3 vùng quy hoạch như sau: Vùng 1 nằm giữa các sông Sài Gòn, Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Đông, vùng 2 thuộc các sông Đồng Nai và sông Sài Gòn (Q.2, Q.9 và Q.Thủ Đức), vùng 3 là vùng cửa sông ven biển huyện Cần Giờ là vùng dự trữ sinh quyển quốc gia. |
Quy hoạch chống ngập tại TP.HCM
4