Andrée Putman: quý cô người Pháp đa tài

Vào năm 15 tuổi, cô thiếu nữ Andrée Putman quyết định dọn sạch căn phòng ngủ của mình và trang trí lại với một chiếc giường sắt vững chãi, một chiếc ghế và các tấm poster của Miró treo trên tường trắng. Khát khao tự lập sớm được bộc lộ dẫn đến cuộc đối đầu với gia đình cô, những người luôn băn khoăn rằng “liệu cô có nhận ra nỗi đau khổ mà cô khiến họ phải gánh chịu này chăng?”

Tuy nhiên, sự giáo dục về nghệ thuật đầu tiên mà Andrée nhận được lại thông qua âm nhạc: mẹ của bà, Louise Saint-René Taillandier đã đưa bà và em gái đến những buổi hoà nhạc từ khi tuổi đời của họ còn rất nhỏ và khuyến khích họ học dương cầm. Nhưng bà lại nói với mẹ mình rằng đôi tay bà không dành để chơi đàn và vì thế bà chẳng thể nào trờ thành một nghệ sĩ dương cầm bậc thầy được. Do đó, bà theo học ngành soạn nhạc tại Nhạc viện quốc gia Paris. Năm 19 tuổi, bà nhận được giải thưởng đầu tiên về hoà âm tại Nhạc viện, được trao từ chính tay Francis Poulenc; vào dịp này, ông đã nói với bà rằng bà cần ít nhất mười năm làm việc không ngừng nghỉ và một cuộc đời khổ hạnh là điều cần thiết để có thể chắp cánh cho sự nghiệp trở thành nhà soạn nhạc của bà. Andrée Putman sau đó hình dung bản thân mình sống như những nữ tu Carmelite ở tu viện Fontenay và chính câu nói đó của Poulenc đã cắt ngắn sự nghiệp âm nhạc của bà tại đây, một tương lai được bà lên kế hoạch để tỏ lòng tôn kính với mẹ của mình. Sau đó, bà Andrée quyết định thoả mãn trí tò mò của mình theo một cách khác.

“Một người có thể làm được gì khi họ không đi học và là một nhạc sĩ ngừng chơi nhạc?”Andrée Putman đã hỏi bà mình, bà Madeleine Saint-René Taillandier, “nữ hoàng băng giá và có địa vị trong xã hội” chủ tịch của hội Giải thưởng văn học Fémina như vậy và nhận được câu trả lời “Chẳng là gì ngoài một kẻ đưa tin”. Nhận lấy lời khuyên của bà, Andrée bắt tay vào làm việc như một người đưa tin cho tạp chí Fermina. Bà cũng làm việc cho tạp chí Elle và L’Oeil, một tạp chí nghệ thuật danh giá nơi cô gái Andrée vẫn sống trong bà tưởng tượng ra những vật thể bắt mắt mang phong cách đa dạng từ nhiều thời kỳ khác nhau trong đầu mình. Bà xác định được những thứ mở rộng kho kiến thức thiết kế của mình và cái gì mới là sành điệu và đột phá… và bà tập cho mình thói quen đi ngang qua Café de Flore mỗi ngày.

“Chúng tôi có thể nhìn thấy Artonin Artaud, Juliette Greco, Giacometti, Sartre và cả Simone de Beauvoir… Những con người trông tự do và được giải phóng khỏi các buổi hội nghị”. Những công việc đầu tiên này cho phép Andrée gặp gỡ những nghệ sĩ, các nhân vật quen thuộc với bà hơn những người trí thức. Vào thời điểm đó, bà không đủ tự tin để thể hiện hoàn toàn con người mình. Vì thế mà bà lui về phía hậu trường và để các tài năng khác hưởng ánh hào quang. Cá nhân bà hiểu được thế nào là “mắc kẹt ở đường cùng”, bà thấy cảm động trước “những con người có tác phẩm không được thấu hiểu”, “Tôi bị ấn tượng trước những người nghệ sĩ này họ chẳng tìm kiếm điều gì khác ngoài việc duy trì chiều sâu sự chân thành, sự mạo hiểm của chính họ”, bà chỉ mong muốn giúp đỡ họ và thiết lập được một mối liên hệ giữa họ và phần còn lại của thế giới.

Vào cuối thập kỷ 1950, Andrée Aynard thành hôn với Jacques Putman, một nhà phê bình nghệ thuật, nhà sưu tầm và là nhà xuất bản. Cùng nhau họ tiến hành liên kết với các nghệ sĩ như Piere Alenchinsky, Bram van Velde, Alberto Giacometti hoặc Niki de Saint Phalle. Năm 1985, Andrée Putman hợp tác với chuỗi cửa hàng Prisunic với cương vị giám đốc nghệ thuật của phòng phụ trách về nhà ở, với phương châm làm việc là “thiết kế ra những thứ xinh đẹp để… chẳng làm gì cả”. Mong ước của bà về việc mang nghệ thuật ra với công chúng cũng đã trờ thành hiện thực thông qua Prisunic khi bà tổ chức cùng chồng một buổi bán các bức thạch bản bởi những nghệ sĩ tên tuổi chỉ với giá 100 Francs (15 euro). Didier Grumbach phát hiện ra bà vào năm 1971 và lập tức tuyển dụng bà để thành lập một công ty mới nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt vải: Créateurs & Industriels. Trực giác đã dẫn bà đến việc khám phá các nhà thiết kế tài năng như Jean-Charles de Castelbajac, Issey Miyake, Ossie Clark, Claude Montana and Thierry Mugler. Chính giây phút đó bà đã rẽ sang hướng thiết kế nội thất khi bà chuyển đổi cơ ngơi SNCF thành phòng trưng bày và văn phòng công ty.

Vào thập niên 1970, Créateurs & Industriels phá sản và Andrée Putman ly dị chồng. Đối mặt với cú sốc chia ly, bà đã cố gắng hiện thực hoá cảm xúc mãnh liệt của sự trống rỗng: sau đó bà sống trong một căn phòng chỉ bài trí một chiếc giường và hai chiếc đèn “trong một tình trạng hoàn toàn khắc khổ, vì tôi chẳng còn biết mình thích gì nữa”. Nhận lời khuyên từ một người bạn của mình tên Michel Guy, bà đã quyết định thành lập Ecart (đọc ngược lại là Trace: dấu tích). Chính vì thế mà ở tuổi 53 Andrée Putman mới thực sự bắt đầu sự nghiệp của mình giúp bà nổi danh khắp từ Hong Kong đến New York. Bà bắt đầu bằng việc đem lại sự sống cho những nhà thiết kế bị lãng quên từ thập niên 1930 như: Herbst, Jean-Michel Frank, Charraud, Mallet-Stevens, Gaudi, Eileen Gray…

“Mối bận tâm duy nhất của tôi chính là làm cho ít nhất mười người cảm thấy thích thú và tôi có thể đạt được thành tựu gì đó mà tôi có thể mang theo cả đời”.

Những tác phẩm nội thất của bà chiếm giữ trái tim của không chỉ mười, mà cả hàng ngàn con người. Được dẫn dắt bởi tình yêu dành cho những kiến trúc đơn thuần, Andrée Putman thực hiện bước kế tiếp. Thiết kế nội thất của khách sạn Morgans tại New York vào năm 1984 đã đánh dấu bước chuyển tiếp trong sự nghiệp của Andrée Putman: bà đạt được mục đích tạo ra tiêu chuẩn cao cấp cho khách sạn với chi phí hạn hẹp và khẳng định phong cách của mình qua những căn phòng nền nã và các hiệu ứng thị giác.

“Vì tôi bắt đầu làm việc tại New York mà người Pháp đã bất ngờ yêu cầu tuyển dụng tôi”.

Từ thập niên 1980, bà đã dẫn đầu ngày càng nhiều dự án thiết kế nội thất: ví dụ như khách sạn Le Lac ở Nhật, Im Wasserturm ở Đức và the Sharaton ở sân bay Roissy – Charles de Gaulle tại Paris; cửa hàng cho hãng Azzedine Aliaa, Balenciaga, Bally và Lagergeld; văn phòng, cụ thể là phòng cho bộ trưởng Văn hoá Pháp ngài Jack Lang vào năm 1984; và bảo tàng CAPC, bảo tàng nghệ thuật hiện đại của Bordeaux. Trong công việc, Andrée Putman không chỉ hoà hợp các vật liệu “giàu” và “nghèo”, tìm ra cách ứng dụng ánh sáng mới và làm rõ không gian để tái khám phá bản chất của chúng; bà còn xử trí được các phong cách sống. Căn hộ cá nhân bà tự thiết kế đã giúp bà phá vỡ các quy tắc: sao phải ăn trong phòng ăn, nấu nướng trong bếp và ngủ trong phòng ngủ khi người ta có thể vượt qua trở ngại và thay đổi cách sống của mình?

“Đó không phải là về việc tắm trong phòng khách và nấu nướng trong phòng ngủ mà đúng hơn là mở rộng không gian sống ra cho nhiều hoạt động khác nhau. Tại sao những nơi đó lại bị hạn chế chỉ với một chức năng thay vì chiếu cố đến những cảm xúc mãnh liệt mà chúng mang lại cho ta?”

Vào năm 1997, Andrée Putman tạo ra một studio mang chính tên bà, chuyên về việc thiết kế nội thất, sản phẩm và vẽ phối cảnh. Khi bà tưởng tượng các vật thể, bà chối từ việc cố gắng quá mức để thiết kế lại những sản phẩm đã được thiết kế hoàn hảo bởi những người khác trong quá khứ. “Ta phải chấp nhận rằng nhiều thứ không còn có thể thay đổi được nữa hoặc thay đổi rất nhỏ. Nếu ta có thể thay đổi chúng, ta phải thêm vào sự hài hước, sự độc lập. Điều làm tôi hứng thú chính là một câu chuyện hài trong bộ sưu tập, một dấu hiệu của sự đồng nhất”.

“Sự thật là chiếc nhẫn này được xoắn đã mang lại sự sống cho nó: nó có thất bại không? Tại sao nó bất cân xứng? Cuộc sống này được làm nên bởi sự không hoàn hảo mà”.

Vào năm 2003, Andrée Putman ra mắt dòng sản phẩm nội thất riêng tên “Préparation meublée”. Bà cũng thực hiện các công trình như Pershing Hall ở Paris, nhà The Pagoda tại Tel Aviv, căn hộ của nhà sưu tập, chủ phòng tranh Pearl Lam tại Thượng Hải và Blue Spa tại khách sạn Bayerisher Hof ở Munich. Năm 2005, Guerlain chọn studio Putman để thiết kế lại cửa hàng đầu tiên tại Champs Elyséé. Cho Bernard-Henri Lévy và Arielle Dombasle sát vách đá tại Tangier, Andrée đã tái kết cấu lại toà nhà và thiết kế các phòng sao cho nền nã và mang phong cách hoàng gia. Năm 2008, thị trưởng Paris ngài Bertand Delanoe đã trao cho Andrée Putman chức danh chủ tịch của hội đồng Nghệ thuật Paris đầu tiên, nhắm tới việc thay đổi suy nghĩ về vật dụng đường phố, thiết bị công cộng tại Paris và đồng phục nhân viên. Vào cùng năm đó, bà giới thiệu Voie Lactée (“Milky Way”: dải ngân hà), chiếc đàn vĩ cầm bà thiết kế cho nhà sản xuất lâu đời nhất tại Pháp tên Pleyel và tiết lộ Entrevue một thiết kế của bà cho Bisazza tại Salone del Mobile ở Milan. Năm 2010, hội đồng thành phố Paris đã trao tặng cho sự cống hiến của bà bằng việc tổ chức triển lãm lớn về cuộc đời với sự dẫn dắt chương trình bởi con gái bà Olivia Putman và Sebastien Grandie. Sự kiện Andrée Putman, đại sứ thiện chí của phong cách đã lôi cuốn hơn 250.000 người tham dự. Bà ra đi ở tuổi 87, tháng 1.2013 và để lại studio Putman cho con gái mình Olivia Putman tiếp quản.

Andrée Putman được sinh ra trong một gia đình trâm anh thế phiệt ngành ngân hàng ở Lyon. Ông của bà, ngài Adouard Aynard là nhà sáng lập của ngân hàng Maynard & Sons; vợ của ông, bà Rose de Montgolfier là hậu duệ của gia tộc sáng chế ra khinh khí cầu. Cha của bà là cử nhân trường Ecole Normale Supérieure danh giá, người thông thạo bảy thứ ngôn ngữ nhưng lại sống một cuộc đời kham khổ và tách biệt để phản kháng chính xuất thân danh giá của dòng tộc mình; mẹ của bà là một nghệ sĩ dương cầm kỳ quái người tìm thấy sự thoải mái trong lối suy nghĩ phù phiếm “trở thành một nghệ sĩ xuất chúng mà không cần đến sân khấu”.

Andrée lớn lên ở quận 6 của Paris tên rue des Grands-Augustins. Từ nhỏ, bà dành trọn những mùa hè của mình tại tu viện Fontenay, một công trình kiến trúc đặc sắc mang phong cách Cistercian, nơi đây từng là xưởng làm việc của anh em nhà Montgolfier. Chính nơi chốn khổ hạnh này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ lên tư tưởng nghệ thuật đầu tiên của bà về: hình khối kiến trúc, tầm nhìn và cách phối cảnh, “hiệu ứng của đá và ánh sáng, sự phong phú và đa dạng của vô sắc…” Tất cả những yếu tố này đều được phản ánh qua những thành tựu mang phong cách của bà trong tương lai:“Tất cả những thành công này khiến tôi cực kỳ cảnh giác về những sự vượt trội quá mức một cách đáng sợ của bất cứ thứ gì”.

Từ nhỏ, bà dành trọn những mùa hè của mình tại tu viện Fontenay, một công trình kiến trúc đặc sắc mang phong cách Cistercian, nơi đây từng là xưởng làm việc của anh em nhà Montgolfier. Chính nơi chốn khổ hạnh này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ lên tư tưởng nghệ thuật đầu tiên của bà về: hình khối kiến trúc, tầm nhìn và cách phối cảnh, “hiệu ứng của đá và ánh sáng, sự phong phú và đa dạng của vô sắc…”

“Đó không phải là về việc tắm trong phòng khách và nấu nướng trong phòng ngủ mà đúng hơn là mở rộng không gian sống ra cho nhiều hoạt động khác nhau. Tại sao những nơi đó lại bị hạn chế chỉ với một chức năng thay vì chiếu cố đến những cảm xúc mãnh liệt mà chúng mang lại cho ta?”

Năm 2010, hội đồng thành phố Paris đã trao tặng cho sự cống hiến của bà bằng việc tổ chức triển lãm lớn về cuộc đời với sự dẫn dắt chương trình bởi con gái bà Olivia Putman và Sebastien Grandie.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *