cũng theo tờ trình nói trên, trong quá trình soạn thảo luật qhđt, hầu hết các bộ, ngành, địa phương, tổ chức liên quan đều nhất trí về sự cần thiết ban hành luật cũng như bố cục, nội dung của dự luật. tuy nhiên vẫn có một số ý kiến khác nhau về 3 vấn đề dưới đây.
về hạ tầng kỹ thuật đt, loại ý kiến thứ nhất đề nghị luật qhđt phải quy định đầy đủ các nội dung và qh, xây dựng đầu tư, quản lý, khai thác, vận hành, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật. trong khi đó, loại ý kiến thứ 2 thì đề nghị luật không nên quy định toàn bộ các nội dung nêu trên mà chỉ quy định về qh hạ tầng kỹ thuật đt và quản lý xây dựng kỹ thuật đt theo qh được duyệt.
dự luật được thiết kế theo loại ý kiến thứ 2 vì một trong những yêu cầu quan trọng của qhđt là phải bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, do vậy nội hàm của qhđt đã bao gồm cả qh hạ tầng và coi đó là một bộ phận không thể tách rời. quản lý hạ tầng kỹ thuật đt là một phạm trù rộng, gồm nhiều nội dung về đầu tư, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng. mỗi loại công trình hạ tầng kỹ thuật lại có những biện pháp quản lý đặc thù, trong đó qh chỉ là một công cụ để quản lý. do vậy nội dung quản lý hạ tầng kỹ thuật đt đã được quy định ở các luật chuyên ngành như luật xây dựng, luật giao thông đường bộ… mặt khác, qua tham khảo, một số nước cũng có cách tiếp cận và quy định về qh hạ tầng kỹ thuật đt tương tự như dự luật này.
vấn đề còn chưa thống nhất tiếp theo là về thiết chế kiến trúc sư trưởng (ktst) tp.
loại ý kiến thứ nhất cho rằng luật qhđt không nên có quy định về ktst vì ubnd các tỉnh, tp trực thuộc trung ương đã có cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp ubnd quản lý nhà nước về qh, ktđt.
loại ý kiến thứ hai đề nghị nên có thiết chế ktst.
dự thảo luật được thiết kế theo loại ý kiến thứ 2 nhằm tạo lập một thiết chế đặc thù trong quản lý kt, qhđt. ktst có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho chủ tịch ubnd tp trong việc xây dựng định hướng ktđt, khắc phục tình trạng chắp vá, lộn xộn, thiếu bản sắc cả ktđt ở nước ta hiện nay; tổ chức lập qhđt; xây dựng quy chế quản lý ktqh… để bảo đảm tính khả thi, luật quy định thiết chế ktst được thành lập tại các tp lớn trực thuộc trung ương, các tp có yêu cầu đặc thù về văn hóa, lịch sử cần được bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị… đồng thời giao chính phủ quy định cụ thể về ktst bảo đảm phù hợp yêu cầu quản lý của từng địa phương.
vấn đề còn tranh cãi cuối cùng là quy định về trách nhiệm tổ chức lập qhđt. loại ý kiến thứ nhất đề nghị qhđt của các tp trực thuộc trung ương có tầm quan trọng quốc gia vì vậy đề nghị chính phủ tổ chức lập qh.
loại ý kiến thứ hai đề xuất bộ xây dựng giúp chính phủ tổ chức lập qh chung đt loại đặc biệt. còn qh tp trực thuộc trung ương giao cho ubnd cấp tỉnh tổ chức lập.
dự luật được thiết kế theo loại ý kiến thứ hai vì các đt loại này như hà nội và tp.hcm là các đt có quy môt lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, đầu mối giao lưu quốc tế của đất nước và khu vực, có sự ảnh hưởng, lan tỏa với khu vực xung quanh. do vậy việc nghiên cứu, tổ chức lập qh chung đt loại này phải được đặt trong mối quan hệ với các vùng xung quanh, bảo đảm khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng, lợi thế, tài nguyên thiên nhiên, đất đai đt và các nguồn lực khác cho phát triển chung của cả vùng…
|