Bộ trưởng Tài chính 13 nước Châu Á đã hoàn tất chương trình mở rộng trao đổi khu vực tiền tệ song phương, gọi là Sáng kiến Chiang Mai (CMI). Lần đầu tiên được thành lập năm 2000 để đối phó với khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998, CMI được coi là mô hình tạo điều kiện cho các nước tham gia “ASEAN+3” thu hút dự trữ ngoại hối trong khu vực đối phó với trường hợp có khó khăn tài chính đối ngoại. Việc triển khai thực hiện gói 120 tỷ USD được chào đón như là một sự phát triển về nguyên tắc, có khả năng cung cấp cho các nước một sự thay thế cho tài trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuy nhiên, vẫn còn chưa rõ nguồn tài trợ sẽ sẵn sàng có vào lúc nào.
CMI bao gồm 10 nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc – một nhóm quốc gia hiện được gọi tắt là ASEAN+3. Cơ chế mở rộng trao đổi tiền tệ của CMI thực chất là một cách thức cho các nền kinh tế nhỏ và dễ bị tổn thương hơn của ASEAN được tiếp cận với nguồn vốn dự trữ ngoại hối của Trung Quốc (1.900 tỷ USD), Nhật Bản (1.000 tỷ USD) và Hàn Quốc (206 tỷ USD). Trung Quốc và Nhật Bản sẽ đóng góp mỗi nước 38,4 tỷ USD để mở rộng nguồn quỹ, trong khi Hàn Quốc đóng góp 19,2 tỷ USD; phần còn lại (20% tổng số) là do các nước ASEAN đóng góp. Các thành viên của CMI tuy đã cam kết lập quỹ 80 tỷ USD, nhưng nay đã đồng ý nâng lên 120 tỷ USD do môi trường kinh tế khó khăn hơn, có thể làm tăng nhu cầu tiền tệ. CMI tượng trưng cho một nỗ lực lâu dài của các nước Châu Á nhằm giảm bớt những tổn thương do quỹ dự trữ ngoại hối giảm đột biến (một mối quan tâm đặc biệt căn cứ vào mức độ phụ thuộc cao vào xuất khẩu). Do đó lịch trình này bị lôi cuốn bởi mong muốn làm giảm bất kỳ nhu cầu tiềm ẩn nào về tài trợ của IMF trong trường hợp khủng hoảng thanh toán đối ngoại. Hiện vẫn còn những kỷ niệm đau đớn trong khu vực về các điều kiện chính sách nghiệt ngã đi kèm theo việc cứu trợ tài chính của IMF đối với Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia trong cuộc khủng hoảng Châu Á 1997-1998. Kể từ đó, một mục tiêu nhất quán của nhà hoạch định chính sách trong khu vực là tạo ra và duy trì hệ thống ngăn chặn họ không bao giờ phải vay của IMF. Điều này là hiển nhiên cả trong chính sách của nhiều nước Châu Á nhằm duy trì các loại đồng tiền yếu cho việc xây dựng một quỹ đệm ngoại tệ đáng kể, và kêu gọi lập ra một phiên bản Châu Á giống như IMF – một số người gọi là “Quỹ Tiền tệ Châu Á” – có thể sẽ đặt những yêu cầu ít nghiêm ngặt đối với người đi vay. So với 750 tỷ USD dự trữ của IMF, con số 120 tỷ USD của CMI khá khiêm tốn nhưng vẫn là một số tiền đáng kể, đủ lý lẽ cho phép CMI đối phó với khủng hoảng trong một vài quốc gia (khoản cứu trợ tài chính của IMF cho Hàn Quốc trong 1997-1998 chỉ tới 57 tỷ USD). Sức ép từ những điều kiện của IMF cũng có thể khuyến khích các quốc gia sử dụng phương cách bảo hộ của CMI, và như vậy, họ có thể hành động trước khi những mất cân đối bên ngoài trở thành khó quản lý. CMI tuy vậy cũng không thể hiện hoàn toàn là không phức tạp tiềm ẩn như những người sử dụng tưởng tượng. Một phần là lý do chính trị, những quốc gia hành động với tư cách “Nhà cung cấp” ngoại hối, – chủ yếu Trung Quốc và Nhật Bản – được đánh giá cao do không áp đặt các điều kiện khe khắt gắn liền với việc cho vay của IMF. Nhưng các nhà tài trợ vẫn còn trông đợi các biện pháp để bảo đảm rằng họ vẫn nhận lại được tiền sau khi việc mở rộng trao đổi tiền tệ hết hạn. Nếu một quốc gia “nhận vay” ở trong những tình huống khó khăn xem như không thể trả nợ, nhà tài trợ có thể thoái thác việc tiến hành trao đổi. |