Ngày nay đến Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), hầu như ai cũng ngạc nhiên trước một đô thị xanh, sạch đẹp, trước Tp cao nguyên xanh với bản sắc văn hóa đặc trưng. Có chuyên gia từng nói “Buôn Ma Thuột là thiên đường của rừng cây và mặt nước”.
Tp Buôn Ma Thuột có địa hình lượn sóng thoải dốc tạo nên hệ thống sông suối, bến nước là những yếu tố đặc trưng riêng. trên địa bàn có sông Sêrêpok và 4 suối chảy qua, có hệ thống hồ đập lớn… Những địa hình thiên nhiên và mặt nước kể trên đã tô điểm nên cảnh quan xanh cho môi trường đô thị. trong những năm qua, Tp đã tập trung đầu tư xây dựng, tôn tạo và bảo tồn hệ thống rừng thực nghiệm, cùng với những cánh rừng cao su kết hợp với các mảng cây xanh hồ, suối… tạo lá phổi xanh xung quanh đô thị. 100% tuyến phố chính được trồng cây xanh theo những chủng loại khác nhau góp phần làm cho diện tích cây xanh của Tp được nâng lên rất cao. Buôn Ma Thuột đã được nhiều nhà chuyên môn đánh giá là Tp có kiến trúc phát triển tương đối tốt, đúng định hướng, là một đô thị có nền kiến trúc đặc sắc mang đậm bản sắc riêng. Bên cạnh những công trình kiến trúc truyền thống, các di tích lịch sử được bảo tồn tôn tạo như tòa Giám mục, dinh Bảo Đại, bảo tàng, đình Lạc Giao, Nhà Đầy Buôn Ma Thuột… đã xuất hiện những công trình kiến trúc có xu hướng kết hợp giữa kiến trúc truyền thống với hiện đại mang hình ảnh cách điệu, ẩn hiện ngôi nhà dài của người dân tộc Ê đê, những công trình đã được Hội kiến trúc sư Việt Nam đánh giá cao như công trình Nhà thi đấu tỉnh Đắk Lắk, trụ sở làm việc Tỉnh ủy… Bên cạnh việc khai thác hình thức kiến trúc nhà dài, những hoa văn trong văn hóa đồng bào dân tộc cũng đã được đưa vào những công trình công cộng và từng hộ dân với kiến trúc hiện đại tạo nên những nét chấm phá, điểm xuyến cho từng công trình nói riêng và cho toàn đô thị nói chung. Việc bảo tồn các buôn, làng đồng bào dân tộc không những được quan tâm giữ gìn mà còn được quy hoạch mở rộng có định hướng. Tp đã quy hoạch và đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu làng văn hóa dân tộc ngay tại trung tâm Tp với diện tích 33ha. Địa hình cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố cảnh quan rừng, đồi dốc, suối và bến nước… được khai thác tối đa tạo nên bản sắc riêng của đô thị vùng cao nguyên. Các công trình kiến trúc có giá trị bảo tồn như nhà dài luôn được quan tâm nghiên cứu, có chính sách bảo tồn từ khi lập quy hoạch, đồng thời có quy chế quản lý và cải tạo phù hợp khi thực hiện quy hoạch được duyệt làm cơ sở để lập các dự án và mời gọi đầu tư, khai thác có hiệu quả quỹ đất có tiềm năng về du lịch và nghỉ dưỡng, phù hợp với sự phát triển chung của Tp. Các khu ở trong buôn làng đồng bào dân tộc được quản lý giữ gìn và tôn tạo nhằm xây dựng một khu ở kết hợp du lịch sinh thái, bảo vệ, tôn tạo được giá trị của môi trường cảnh quan tự nhiên. Ven các dòng suối, xen kẽ giữa những mảng cây xanh là hình thức nhà vườn, nhà biệt thự có hình thức kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, vật liệu gỗ, đá tự nhiên được khuyến khích sử dụng nhằm tạo những không gian chuyển tiếp phù hợp giữa đô thị hiện đại, náo nhiệt với khu buôn làng truyền thống để không phá vỡ tổng thể chung, khai thác tiềm năng về du lịch và nghỉ dưỡng. Để phát triển đô thị Buôn Ma Thuột hợp lý, hài hoà, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc của vùng Tây Nguyên, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, văn hóa và kỹ thuật hiện đại, thời gian tới, Tp sẽ chú trọng một số công việc. Đối với khu phố cũ thực hiện việc chỉnh trang, đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, tăng cường hệ thống cây xanh công viên, xây dựng hiện đại và bền vững các chức năng trung tâm công cộng. Đối với các khu đô thị mới xây dựng đô thị hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Duy trì và phát huy các buôn làng truyền thống trong đô thị để kết hợp tinh hoa của kiến trúc dân tộc truyền thống Tây Nguyên với môi trường sinh thái tự nhiên tạo thành khu đô thị hiện đại, đồng bộ có đặc trưng. Hạn chế việc san lấp, bố trí quỹ đất dạng nhà ống quá nhiều hay bố trí quỹ đất ít đối với các không gian sinh hoạt cộng đồng trong đô thị và trong từng khu dân cư như công viên cây xanh, hoa viên…, lập đề án bảo tồn tôn tạo các buôn làng đồng bào dân tộc, làng nghề truyền thống. Tạo những cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, phát huy kiến trúc truyền thống tại địa phương. Loại bỏ những công trình nhại cổ phương Tây, cổ điển phương Tây… để Tp giữ vững kiến trúc cảnh quan đậm đà bản sắc của vùng Tây Nguyên.
Huỳnh Ngọc Luân |
Buôn Ma Thuột: Thiên đường của rừng cây và mặt nước
4