1 Thị trường tài chính toàn cầu cuối tháng 11 đã chao đảo sau khi Chính phủ Dubai tuyên bố tập đoàn đầu tư quốc doanh mang tên Dubai World của nước này muốn xin các chủ nợ khất nợ 6 tháng đối với một số khoản nợ trị giá nhiều tỷ đô-la. Tuy rằng, cuộc khủng hoảng này đã tạm lắng xuống với việc con nợ và các chủ nợ ngồi vào bàn đàm phán để tái cơ cấu lại một phần tiền vay, nhưng giới phân tích quốc tế lo ngại, động thái này của Dubai có thể sẽ châm ngòi cho một làn sóng mới của khủng hoảng tài chính. Sự cố Dubai đã trở thành một hồi chuông cảnh báo đối với những ngân hàng lớn trên thế giới – những định chế vốn mới chỉ bắt đầu quá trình phục hồi khỏi khủng hoảng nhưng bảng cân đối kế toán vẫn chất đầy những khoản cho vay khổng lồ đối với các DN và Chính phủ. Lo ngại không kém các chủ nợ chính là các con nợ. Ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Nga và khu vực Đông Âu, nhiều khoản vay lớn, kết quả của những “bữa tiệc” vay nợ trước đây, đang bắt đầu tới hạn hoặc đã quá hạn thanh toán. Thậm chí ngay ở những quốc gia giàu có nhất thế giới như Mỹ và Nhật Bản, do chính sách tài khóa nới lỏng để cứu tăng trưởng, thâm hụt ngân sách đang leo thang mạnh mẽ, làm gia tăng nỗi lo về khả năng chi trả nợ quốc gia, nhất là một khi lãi suất tăng trở lại.
2 Những con số thống kê về tình trạng nợ nần của thế giới hiện nay khiến người ta phải giật mình. Tại Đức – quốc gia từ lâu vẫn đề cao chuyện tiết kiệm chi tiêu công – nợ Chính phủ đang trên đà tăng và dự báo sẽ đạt mức 77% GDp vào năm tới, từ mức 60% GDp vào năm 2002. Tại Anh, nợ Chính phủ trong cùng khoảng thời gian được dự báo tăng gấp đôi, lên mức hơn 80% GDp. Tốc độ leo thang của nợ nần thậm chí còn đáng ngại hơn ở hai quốc gia Ireland và Latvia, nơi sự phát triển kinh tế bùng nổ diễn ra cách đây chưa lâu nhờ nguồn vốn tín dụng dễ dãi và giá nhà đất tăng vọt. Dự báo, nợ công của Ireland sẽ lên tới 83% GDp vào năm tới, từ mức 25% vào năm 2007. Tại Latvia, nợ công có thể ngang với một nửa GDp vào năm 2010, từ mức vỏn vẹn 9% GDp cách đây có 2 năm. Ở những quốc gia vùng Baltic như Lithuana và Estonia và một số nước Đông Âu như Bulgaria và Hungary, tình trạng nợ công tại các nước này đều đã vượt mức 100% GDp…
3 Việt Nam cũng là nước thuộc diện được các chuyên gia tài chính thế giới cảnh báo cần thận trọng và có giải pháp ứng phó thích hợp với vấn đề này. Theo báo cáo, số dư nợ Chính phủ hiện đang khoảng trên 40% GDp. trước thực trạng này, các nhà tài trợ của Việt Nam đã cảnh báo Chính phủ Việt Nam cần tích cực giảm nợ và hạn chế vay để bù đắp bội chi ngân sách… nếu muốn bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Theo nguyên tắc cũ của Ngân hàng Thế giới (WB) thì giới hạn an toàn vay nợ nước ngoài của một quốc gia là 50% GDp; nhưng mới đây, trước những diễn biến bất ổn, Ngân hàng này đã khuyến cáo các quốc gia hạ ngưỡng an toàn xuống 40%. Như vậy, Việt Nam thuộc diện “lấp lửng”, nói vượt cũng phải mà chưa vượt cũng phải. Mới đây, ngày 4/12, tại Hội nghị CG 2009, Bộ trưởng KH&ĐT Võ Hồng phúc khẳng định: “Hiện tỷ lệ nợ có cao nhưng vẫn dưới mức an toàn cho phép. Con số này vẫn nằm trong khả năng trả nợ của Việt Nam. Hiện Việt Nam vẫn trả nợ đúng hạn các khoản vay của các tổ chức quốc tế và chưa chậm nợ một nước nào theo cam kết.”. Nghe xong. Cũng chẳng biết nên vui hay buồn!!! |
Chẳng biết vui hay buồn!!!
1
Bài trước