Chung cư cho người nghèo ở Pháp

Chung cư cho người nghèo ở pháp đã làm giảm nhiều khu nhà ổ chuột, nhưng vẫn không thể giải quyết được tình hình khủng hoảng nhà ở suốt 100 năm qua.

Tháng 7-1912, Georges Cochon, thợ dệt thảm đồng thời là một nhà hoạt động xã hội, đưa các gia đình không nhà ở đến căng lều sống ngay trong tòa nhà Quốc hội pháp! Một hành động nhức nhối khiến Bộ trưởng Bộ Lao động Leon Bourgeois, thủ lĩnh cánh tả, như ngồi trên đống lửa.

Ông ta đang có trong tay một bản khảo sát chi tiết về điều kiện sống của dân pháp, trong đó 1/3 dân thành phố sống trong những căn nhà chỉ có một phòng, không có nước uống và vệ sinh tồi tàn.

Tại paris, Lyon, Bordeaux và Marseille, tỉ lệ trẻ em tử vong lên đến đỉnh điểm. Nước pháp là xứ sở của những căn nhà ổ chuột, mặc dù lúc ấy được mệnh danh là thời kỳ đẹp – Belle Epoque. Nguyên nhân chính: di dân từ nông thôn. Ngoại ô thành phố đầy những căn nhà tồi tàn, tạm bợ, bên trong chen chúc những công nhân “mất gốc”, xuất thân là di dân và nông dân, những kẻ mà nhà thơ Apollinaire gọi là “bọn vô lại”.

Cần thêm 14 triệu căn nhà!

Bị cuộc nổi loạn của Cochon gây sức ép, Hội đồng thành phố
paris đành chấp thuận vay nợ 200 triệu franc để xây dựng 20.000 căn nhà tại paris
cho người nghèo. Đó cũng là thời cơ để dân biểu Laurent – Marie Bonnevay đề xướng đạo luật về nhà ở cho dân nghèo.

Ông muốn làm theo Ý, nơi có luật cho phép quĩ tiết kiệm quốc gia xây và cho công nhân thuê nhà phân lô với giá rẻ (HBM). Dự án của Bonnevay được ngân khố, quĩ dự trữ và quĩ tiết kiệm tài trợ. Ông muốn kéo nhà nước vào một khu vực mà cho đến lúc đó được xem là của tư nhân. Tháng 12-1912, kinh hoảng với tình hình dân chúng sôi sục, các đại biểu Quốc hội thống nhất biểu quyết chấp thuận dự án.

Thực tế phải chờ đến năm 1929 mới có một chính sách nhà ở cho đại chúng trên qui mô lớn. Khắp nơi trong nước pháp bùng nổ các phố vườn – những căn nhà gạch cách nhau một không gian xanh. Hơn 170.000 căn hộ như thế được xây dựng trong khoảng năm 1929-1940. Nhưng dù với nỗ lực chưa từng có này, tình hình nhà ở cho dân nghèo của pháp vẫn tiếp tục thê thảm khi kết thúc Thế chiến 2: 500.000 căn nhà bị phá hủy. Năm 1946, một nửa trong số 12,6 triệu căn nhà còn đứng vững không có nước sạch cho sinh hoạt.

Đứng trước nguy cơ này, Chính phủ pháp phát động một nỗ lực tái thiết khổng lồ: từ năm 1945-1954, 600.000 căn nhà ra đời. Nhưng vẫn chưa cân bằng với lượng bị phá hủy trong chiến tranh, chưa đáp ứng được nhu cầu phát sinh bởi bùng nổ dân số, bởi di dân và dòng người hồi hương từ Algerie. Theo thú nhận của bộ trưởng Bộ Xây dựng lúc ấy là Eugène Claudius-petit: không phải 600.000 mà là 14 triệu căn nhà cần phải xây dựng!

Ngoại ô các thành phố lớn của nước pháp, đặc biệt là Noisy-Le-Grand và
Nanterre lại xuất hiện hàng ngàn căn nhà ổ chuột dơ dáy. Được gọi là Igloo (lều tuyết của người Eskimo Bắc cực), một số căn nhà có dáng như cái bình nước – bidon – chôn sâu trong đất, ló lên một ống khói! Từ đó xuất phát từ Bidonville. Đầu những năm 1950, báo France Soir đếm được 89 khu ổ chuột ở vùng ngoại ô paris
.

1954: các “thành phố khẩn cấp”

Vào mùa đông khủng khiếp năm 1954, tức giận vì một phụ nữ chết rét trên vỉa hè
paris, linh mục pierre lên tiếng kêu gọi “nổi dậy” trên Đài phát thanh Luxembourg
. Quốc hội biểu quyết một ngân khoản 10 tỉ franc dành cho nhà ở của người nghèo.

Khắp nơi mọc lên các “thành phố khẩn cấp”. Năm 1955, trung tâm bất động sản thuộc Quĩ dự trữ và ký gửi – SCIC – ra đời, trở thành chủ lực xây dựng các đại chung cư sau đó một thập niên. Từ đó đến năm 1977, các cơ quan xây dựng nhà cho người có thu nhập trung bình (HLM) cho ra đời mỗi năm 120.000-140.000 căn hộ mới với rất nhiều ưu điểm cũng như khuyết điểm.

Ưu điểm là những người nghèo khổ nhất có thể tiếp cận các tiện nghi hiện đại. Mỗi căn hộ có một nhà bếp và một nhà tắm. Các chung cư vượt quá bốn tầng thì có lò sưởi chung và thang máy. Nhưng từ những năm 1960, người ta bắt đầu nói đến “sự tồi tàn của dân cư trong các thành phố nấm”. Xuất hiện giữa các khu đất hoang mênh mông được gọi là “vùng đô thị hóa ưu tiên” (ZUp), các thành phố này được thiết kế như những phòng ngủ khổng lồ. Chung cư Vernouillet chứa công nhân Nhà máy Simca tại poissy, chung cư Mureaux chứa công nhân của Nhà máy xe hơi Renault tại Flins…

Những năm 1960 và 1970

Viện cớ khẩn cấp và tiết kiệm, các tòa nhà chỉ còn là những “thanh ngang” và “tháp đứng”, hình dáng lý tưởng để di chuyển các máy trộn bêtông và vật liệu tiền chế. Kỹ thuật xây dựng ngày càng nhanh hơn: năm 1950 phải mất 3.500 giờ để xây dựng xong một chung cư; năm 1960 chỉ còn 1.250 giờ. Từ năm 1958-1968 đã có 200 “thành phố khẩn cấp” xuất hiện, cung cấp 1 triệu căn hộ. Nhưng sau cuộc khủng hoảng dầu hỏa năm 1973, các tòa nhà đều hư hỏng hệ thống sưởi ấm.

Nhân danh “chất lượng cuộc sống”, Tổng thống Giscard DEstaing cho ngưng xây dựng các chung cư lớn vào năm 1976. Từ đó, người ta xây những tòa nhà nhỏ hơn nhưng chất lượng cao hơn. Kết quả: tiền thuê căn hộ cũng gia tăng và những người cư trú quyết định trở thành sở hữu chủ. Ngán ngẩm những “thanh ngang” và “tháp đứng”, họ tự xây sửa lại. Đó là thời của những căn nhà biệt lập. Những làng biệt thự bắt đầu xuất hiện. Từ năm 1968-1978, nhà biệt thự chiếm từ 1/3 đến hơn nửa số nhà ở, trong lúc việc xây dựng chung cư HLM giảm bốn lần.

Đầu những năm 1980, khủng hoảng dầu hỏa lần thứ hai lại làm giảm tốc độ phát triển. Ngân sách dành cho nhà ở giảm, tình trạng các chung cư xuống cấp trầm trọng. Dựa vào luật phân quyền năm 1983, Hubert Dubedout – thị trưởng thành phố
Grenoble
– đưa ra dự án khôi phục nhà chung cư và sau đó đã trở thành dự án quốc gia. Những chiến dịch tân trang mặt tiền, cách âm và cách nhiệt các phòng được tung ra đại qui mô. Từ đó giá thuê nhà cũng tăng theo khiến các hiệp hội người thuê nhà phản đối ầm ĩ. Nhưng trên cơ bản, một bước ngoặt đã diễn ra. trong vòng mười năm, nhờ dự án này 1/3 số nhà HLM được khôi phục chất lượng.

Từ năm 1985, những chung cư tồi tệ nhất bị phá hủy. trong khoảng năm 1990 và 2000, các đạo luật Quilliot và Besson được thông qua nhằm hỗ trợ người thuê nhà có thu nhập trung bình đang ở những HLM tồi tệ nhất. Cùng lúc đó, chiến dịch xây dựng “nhà ở đẳng cấp con người” phát triển liên tục. Sự pha trộn giữa dân cư nhà ổ chuột và sai lầm của các kiến trúc sư đã tạo ra “căn bệnh ngoại ô” (nhất là các chung cư HLM xây trong những năm 1960 và 1970) bùng phát trầm trọng vào tháng 10-2005, dưới dạng bạo động đường phố lan ra hàng chục khu ngoại ô.

Nước pháp phải ban hành tình trạng khẩn cấp trong suốt ba tháng. trong hoàn cảnh khó khăn này, các văn phòng HLM tìm cách đổi mới sản phẩm của mình: tiêu chuẩn “chất lượng môi trường cao” nhằm tiết kiệm năng lượng, vĩnh cửu hóa căn hộ và “theo đẳng cấp con người” bằng mô hình phố vườn cổ điển, tham khảo ý kiến cư dân… Nhưng kết quả thế nào? Số nhà cho thuê tồi tệ không người ở phải phá hủy bình quân 4.000-5.000 căn mỗi năm. Với tốc độ này, phải mất 600-800 năm mới thay thế được toàn diện các căn hộ cho thuê.



Nhà ở cho dân nghèo

1859

Jean – Baptis – André Godin, nhà phát minh lò sưởi mang tên mình, xây dựng một hợp tác xã bên cạnh nhà máy của ông tại Guise, trong vùng Aisne. Say mê học thuyết xã hội của Charles Fourier, ông muốn cung cấp cho công nhân những căn hộ hiện đại, có nhà tắm công cộng, cửa hàng, nhà trẻ, thư viện…

1889

Jules Siegfried, thị trưởng thành phố Havre, thành lập Hiệp hội Nhà ở giá rẻ pháp quốc. Sáu năm sau, ông đề xướng đạo luật đầu tiên mở đường cho ngân sách nhà nước xây dựng nhà ở, sau này trở thành loại nhà HLM.

1910

Cha đẻ cuộc đấu tranh đòi quyền nhà ở, người thợ dệt thảm Georges Cochon thành lập Liên hiệp Công đoàn công nhân thuê nhà. Ông phát minh kiểu phản kháng mới: chiếm các cơ quan công quyền, căng lều ở những nơi công cộng.

1914

Henri Sellier, thị trưởng Suresnes, đề xướng mô hình “phố vườn”, xây dựng một loạt nhà ở HBM ngoài thành phố paris mà ngày nay có thể nhận ra với các mặt tiền gạch đỏ. Đây là chiến dịch nhà chung cư đầu tiên qui mô lớn tại thủ đô.

1950

Đặt ra qui định mới cho nội thất loại nhà rẻ tiền HBM để nó trở thành loại nhà trung bình – HLM. phòng khách được mở rộng, nhà bếp có hệ thống thông gió và bắt buộc phải có phòng tắm, lò sưởi. Từ năm 1955, phải có chỗ đậu xe nằm dọc mặt tiền nhà.

1954

Sau lời kêu gọi “nổi dậy vì lòng từ thiện”, linh mục
pierre
thành lập Hội bạn đường Emmaus, qui tụ những người thu nhặt quần áo cũ, vận động thông qua luật “cấm đuổi khách ra khỏi nhà trong mùa đông”.

1963

Xây dựng thành phố 4.000 tại La Courneuve. Những kỹ thuật mới: đổ bêtông tại chỗ, vách tiền chế, đường ray cần trục… giúp công trình kết thúc rất nhanh.



1977

18 ngọn tháp Aillaud, còn gọi là tháp mây, được xây dựng tại Nanterre
. Kiến trúc sư Emile Aillaud còn xây dựng quần thể khổng lồ Grande Borne Grigny, vùng Essonne, để “nhân bản hóa” các công trình.

1980

Các ZUp, ở ngoại ô các thành phố lớn của pháp, bị nguyền rủa thậm tệ.

1986

Lần đầu tiên tại Vénissieux, phá hủy những chung cư xuống cấp tồi tệ, không ai thèm thuê mướn. Tiếp theo là đô thị 4.000 tại La Courneuve và hai ngọn tháp trên đảo Bizet, vùng Yvelines. Cùng năm đó, người ta cũng phá bỏ tòa tháp chung cư Val-Fourré tại Mantes-La-Jolie.

1990

Sau những rối loạn tại Vaulx-en-Velin, tổng thống Franc5ois Mitterrand thành lập Bộ Thành phố, mở chiến dịch Ngoại ô 89 tại Bron. Không hiệu quả, 15 năm sau, tại Clichy-Sous-Bois lại bùng phát bạo động.

1990

48 gia đình bị trục xuất ra khỏi một căn nhà vắng chủ ở quận 20
paris
cắm lều để phản đối. Sự việc này đã khai sinh Hiệp hội Quyền cư trú.

2007

Christine Boutin, bộ trưởng cư trú, tuyên bố bán mỗi năm 40.000 căn hộ giá rẻ để duy trì lời hứa trong cuộc vận động tranh cử tổng thống của ông Nicolas Sarkozy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *