ông phạm phú bổn – giám đốc trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đắc lắc cho biết: tỉnh có 23 công trình cấp nước tập trung ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 45% trong tổng số các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn đã xây dựng xong nhưng không phát huy tác dụng, “đắp chiếu” hoặc mới đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng… công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở xã vùng sâu ia j’lơi (huyện ea súp) có tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà nước đầu tư 996 triệu đồng, còn lại nhân dân đóng góp. công trình được khởi công xây dựng từ năm 2006 đến năm 2007 hoàn thành và theo thiết kế, công trình đáp ứng đủ nguồn nước sinh hoạt cho 587 hộ gia đình, với 2.426 nhân khẩu trên địa bàn. thế nhưng, từ khi công trình được hoàn thành đến nay, luôn ở tình trạng“đắp chiếu”, không người trông coi, ống dẫn nước sét rỉ, hầm bảo vệ van bị đập phá, bể chứa nước hư hỏng, chung quanh nhà, sân nhà điều hành cây cỏ mọc um tùm…cũng tại huyện ea súp còn có công trình cấp nước tập trung xã vùng sâu cư k’bang, nhà nước đầu tư gần 800 triệu đồng để cấp nước sinh hoạt cho 300 hộ đồng bào các dân tộc. công trình mới đưa vào hoạt động trong thời gian ngắn đã bị sét đánh làm hư hỏng một số chi tiết, trụ điện nên phải ngưng hoạt động từ năm 2006 đến nay. không có người quản lý, kẻ gian vào tháo gỡ phụ tùng, trong khi đó đồng bào các dân tộc lại tiếp tục đào, khoan giếng hoặc ra sông, suối lấy nước về sinh hoạt. các công trình cấp nước tập trung khác như ia t’mốt (ea súp), ea sol, giang mao, cư đ’răm (huyện krông bông)…cũng bị hư hỏng, ngừng hoạt động… theo ông bổn, nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác khảo sát thiết kế không sát với thực tế, thi công kém chất lượng, không có kinh phí duy tu bảo dưỡng, ý thức bảo vệ các công trình của người dân còn kém…ông bổn cho biết thêm, năm 2009, ngoài việc đầu tư sửa chữa lại các công trình hư hỏng, tỉnh có kế hoạch đầu tư xây dựng mới 13 công trình cấp nước tập trung, 1.300 công trình cấp nước phân tán phục vụ cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa trên địa bàn./. |