1 Nhằm đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ môi trường, Nhà nước đã quyết định hàng năm sẽ sử dụng 1% ngân sách. Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Ngân sách và các nghị định, thông tư hướng dẫn thì các bộ, ngành, địa phương phải sử dụng, quản lý khoản chi 1% ngân sách nói trên đúng mục đích, đúng tỷ lệ trong tổng chi từ ngân sách (15% từ trung ương và 85% từ ngân sách địa phương). Nhưng kết quả kiểm toán nguồn chi này từ năm 2006 – 2008 cho thấy, bình quân hàng năm, tại tất cả các đơn vị được kiểm toán, mới chỉ có 0,6% tổng chi ngân sách được thực hiện. 2 Mới đây, Kiểm toán Nhà nước đã công bố một báo cáo kiểm toán về “chi cho sự nghiệp môi trường” ở các bộ ngành, địa phương. Đọc mà giật mình! 3 Một vấn đề lớn cũng rất đáng nói là trong khi vẫn kêu ca thiếu kinh phí chi cho bảo vệ môi trường thì nhiều địa phương lại rất kém trong việc tổ chức thu phí môi trường. Tính cho đến tháng 4/2009, chưa hề có một tỉnh thành nào thực hiện thu phí bảo vệ môi trường với chất thải rắn theo quy định tại Nghị định số 174/2007/NĐ-Cp. Hà Nội và Tp.HCM còn chưa triển khai thu phí môi trường với khai thác khoáng sản, Bình Dương chưa thu phí nước thải sinh hoạt. Thu phí nước thải công nghiệp là một nguồn thu lớn nhưng hầu hết các địa phương đều chỉ thu theo đơn vị tự kê khai mà không nắm được số lượng thực tế phải thu. Cơ quan chức năng đưa ra thống kê: Ở Tp.HCM, số đơn vị chưa được quản lý về môi trường tính đến năm 2008 chiếm 34%, Nghệ An 55,6%… Do sự dễ dãi ấy mà các DN nợ phí môi trường ngày càng lớn; nợ trong nhiều năm nhưng chính quyền cũng không có biện pháp xử lý. 4 Chỉ cần nhìn vào những con số này, chúng ta đã có thể hiểu tại sao thực trạng môi trường của Việt Nam ngày thêm tồi tệ. |
Giật mình kinh phí môi trường
2