Kiến trúc sư với “cơn bão” tài chính








Đứng trước con bão tài chính toàn cầu, các doanh nghiệp nên đề ra kế hoạch như thế nào để đối phó với vấn đề này? David Littlefield, tác giả bài báo của www.bdonline.co.uk đã hỏi ý kiến một số kiến trúc sư hàng đầu thế giới về việc hoạch định chiến lược trong năm 2009 này.






Larry Malcic – Giám đốc sáng tạo của Tập đoàn HOK London (tập đoàn xây dựng đươc xếp hạng 4 trong bảng xếp hạng 100 tập đoàn hàng đầu thế giới) đã hai lần được mời đến Trung Đông trong những tháng gần đây trong việc tìm kiếm thêm các đối tác ngân hàng, đặc biệt là đối tác để tài trợ các dự án xây dựng ở Anh. Phát triển, tìm kiếm đối tác tiềm năng và tính toán đầu ra sản phẩm là một công việc đầy khó khăn và thử thách trong giai đoạn kinh tế suy giảm như hiện nay. Các lãnh đạo cao cấp của HOK vẫn tỏ ra hoàn toàn lạc quan khi cho rằng phân tích và dự báo được cơn bão tài chính toàn cầu là một trong những điều kiện tiên quyết có thể giải quyết được nó và giúp tập đoàn của mình có thể đứng vững trước tình hình hiện nay.



Larry Malcic, giám đốc sáng tạo của tập đoàn HOK Lodon.



Malcic đã mô tả các trạng thái của nền kinh tế là “nguy hiểm và lơ lửng”. Trước tình trạng đó, DN không có cách nào khác là phải luôn khôn ngoan và đa dạng hoá kinh doanh. Với một chiến lược rõ ràng được hoạch định về chiều rộng và sự phân công công việc cụ thể về chiều sâu, HOK được dự đoán là rất vững vàng trước cơn bão tài chính hiện nay.



Tuy nhiên, trước tình hình hiện tại, những dự báo và hoạch định vẫn đều phải mang tính chất lạc quan. Có một điều mà hầu hết các DN đều phải thừa nhận là nền kinh tế đang trong trạng thái thực sự khủng hoảng và năm  2009 sẽ là một năm “chiến đấu” của các DN trên toàn cầu.






Adrian Griffiths, Giám đốc của Chapman Taylor



“Tôi đã từng cho rằng năm 2008 sẽ là năm mà nền kinh tế Anh thật sự khủng hoảng. Nhưng tôi lại không ngờ nền kinh tế thế giới lại suy giảm nhanh như vậy” – ông Adrian Griffiths, Giám đốc của Chapman Taylor (tập đoàn đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng) nói. Theo ông, trong thời điểm này mọi tác động của chính phủ, uy tín của thương hiệu, mối quan hệ với các khách hàng thân thiết và việc tích cực đẩy mạnh vào thị trường mở sẽ giúp các DN lớn giữ thế ổn định trong khoảng 12 – 18 tháng.



Có lẽ, trong tình trạng nền kinh tế suy giảm như hiện nay thì điều không ai mong muốn nhất là thất nghiệp. Adrian Griffiths cũng cho biết, vì Cty ông gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh bán lẻ nên 5% nhân viên trong Cty đã bị buộc phải thôi việc. Đây cũng là thời điểm mà các nhà quản lý cũng phải thực sự khôn ngoan khi xem xét đến các dự án đầu tư nước ngoài – mặc dù có thể chính các dự án này (thường đem về một nửa doanh thu hàng năm cho Vương quốc Anh) sẽ giúp xoa dịu tình trạng khủng hoảng. Trước những chiến lược của mình, Chapman Taylor hoàn toàn cho rằng ông có thể điều hòa được cơn bão tài chính và giúp Cty trụ vững.






Carl Roehling, Chủ tịch & Giám đốc điều hành của SmithGroup



SmithGroup (xếp hạng 15), là một trong những Cty duy nhất ở Bắc Mỹ được đánh giá là công việc kinh doanh có thể  tăng 10% trong năm tới. DN này không đặt vấn đề quảng cáo hay PR là chiến lược trọng tâm và cũng sẽ không triển khai hoạt động này một cách thường xuyên.



“Các DN thông thường đang rơi vào tình trạng quá coi trọng những vấn đề bên lề và tìm cách loại bỏ nó, trong khi đó lại quên đi mất vấn đề trọng tâm” – SmithGroup, chủ tịch và giám đốc điều hành Carl Roehling nói. “Nói như vậy không có nghĩa là Cty chúng tôi sẽ cắt đi bắp thịt của chính mình mà chỉ cắt đi những vết thương đã tồn tại quá lâu mà thôi”. Theo ông, thất bại của các nhà quản lý chỉ đơn giản là không nắm được những số liệu chính xác để có thể tính toán và hoạch định chiến lược dài hạn.



“Các DN chúng ta đã từng mắc sai lầm lớn. Đó là tận dụng các cơ chế tài chính mới để tích cực vay mượn. Chính điều đó đã làm nền kinh tế trượt dốc thảm hại”. May mắn thay, Carl Roehling đã thấy trước điều này, và đã bắt đầu chiến lược đối phó với những nguy cơ có thể xảy ra từ 3 năm về trước. Và đúng như ông đã phát biểu trước giới báo chí Anh đầu năm 2008, 20% doanh thu của các DN là do được chính phủ tài trợ (theo báo cáo tổng kết doanh thu của các DN Anh năm 2008), và con số này sẽ được thiết lập ở mức cao hơn trong năm 2009.

(Còn nữa)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *