với tốc độ đô thị hóa đến chóng mặt hiện nay thì được đến làng cổ đường lâm vào một ngày của mùa gặt sẽ là một kỷ niệm khó quên. phải chăng đây là một mô hình sống mang đậm bản sắc việt nhất còn duy trì được đến ngày nay?
nằm cách hà nội khoảng 60km, cách quốc lộ 32 khoảng 1km đường với nhiều gò mang tên nghe cũng “cổ” như: yên ngựa, núm chiêng, tang trống, mũi giáo, mũi mác.
cổng làng đường lâm cổ kính bên gốc đa già, sẽ mở ra nỗi ngạc nhiên thật sự với giá trị tinh thần to lớn, vì mọi thứ ở đây đều có ngọn nguồn lịch sử, có gắn liền với những danh nhân anh tài của đất nước. làng cổ này đã sản sinh ra hai vị vua là ngô quyền và phùng hưng – bố cái đại vương, cùng rất nhiều triều thần. kèm theo đó là những di tích mang tính huyền thoại như rặng cây duối cổ, tương truyền là nơi buộc voi của ngô quyền, hoặc như cái “giếng sữa” xây bằng đá ong là một trong những giếng cổ nhất còn lại. và theo truyền thuyết phụ nữ có con uống nước này thì con khỏe mạnh. ngoài ra, nơi đây còn có những sinh hoạt dân dã vẫn được duy trì như phương pháp bảo vệ thức ăn bằng cách treo niêu trên quang.
đường lâm vẫn còn đấy những ngôi nhà cổ, mà nhiều ngôi nhà ước tính đã trải khoảng 400 năm. những đình mông phụ, nhà thờ thám hoa giang văn minh, nhà thờ tổ của các họ… và các đình, chùa là nơi để sinh hoạt văn hóa cộng đồng. nếu đã đến đây vào một mùa gặt, bạn sẽ thấy được vẻ đẹp hiếm có với màu vàng của lá, màu xanh của trời, đường làng, đền chùa sẽ tạo cho bạn một khung cảnh thoáng đãng và trong lành nhất. điều đặc biệt là tất cả các công trình kiến trúc đều xây từ đá ong tạo cho ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
đến đường lâm vào mùa gặt, bạn sẽ được nhìn ngắm khung cảnh thanh bình của làng cổ việt và còn“gặt hái” nhiều bất ngờ vì phát hiện ra rất nhiều giá trị văn hóa vẫn còn được lưu giữ nơi đây.
bài: lạc việt
ảnh: phùng anh tuấn
(ktnđ số 4-2007)