miền núi tây bắc là vùng đất giàu tiềm năng với nhiều danh thắng, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng. bên cạnh đó, những lễ hội truyền thống, những phiên chợ vùng cao cũng làm nên một nét độc đáo, rất riêng của khu vực. sự liên kết, hợp tác hiệu quả giữa du lịch hà nội và các tỉnh tây bắc là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch vùng.
nằm ở vị trí cửa ngõ các tỉnh tây bắc, có ảnh hưởng và chi phối các hoạt động kinh tế – xã hội cho cả vùng phía bắc, thủ đô hiện nay có diện tích hơn 3.324 km2, dân số gần 6,3 triệu người. ðây hiện là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, được nhiều hãng du lịch, du khách trên thế giới biết đến. thành phố hiện có 776 cơ sở lưu trú với 16.851 phòng, hơn 300 hãng lữ hành quốc tế và nội địa. năm 2007, du lịch hà nội đã đón 6.700.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 1.300.000 lượt đến từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.
trong những năm qua, giữa hà nội và các tỉnh tây bắc đã có sự hợp tác trên một số lĩnh vực như mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm du lịch, trao đổi học tập kinh nghiệm quản lý, phát triển du lịch. những hoạt động này bước đầu tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của du lịch hà nội và các địa phương. hà nội trở thành trung tâm phân phối, trung chuyển khách du lịch cho cả nước, trong đó có các tỉnh miền núi phía bắc và các tỉnh tây bắc.
ðiều này có ý nghĩa rất lớn cho việc phát triển du lịch và thúc đẩy các hoạt động kinh tế giữa hà nội với các tỉnh. sự phát triển du lịch của các địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các hãng lữ hành tại hà nội kết nối, tạo ra các chương trình du lịch phong phú và độc đáo, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến thủ đô và các tỉnh, đồng thời kéo dài thời gian lưu trú của khách. mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương và hà nội có tính chất hai chiều, bổ sung tạo điều kiện để cùng nhau khai thác tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch.
trong chiến lược, định hướng phát triển, hà nội xác định các tỉnh miền núi phía bắc có một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của ngành du lịch thủ đô. ðể đưa sự hợp tác giữa du lịch hà nội và các tỉnh tây bắc trở nên sâu rộng, thiết thực và hiệu quả hơn trong thời gian tới, du lịch hà nội và các địa phương cần tiến hành rà soát, đánh giá lại những tiềm năng, nguồn lực phát triển để từ đó đề ra những phương hướng hợp tác trong lĩnh vực du lịch. việc phát triển du lịch và kết nối phát triển du lịch giữa hà nội với các địa phương cần phải đẩy mạnh.
do quá trình đổi mới về kinh tế, hà nội đang ngày càng hạn hẹp quỹ đất dành cho ngành du lịch, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng. trong khi đó, các tỉnh miền núi phía bắc với thuận lợi về sự gần gũi địa lý, sự tiện lợi về giao thông lại rất có điều kiện xây dựng đầu tư các dự án để phát triển du lịch (nhất là loại hình du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng). hà nội và các địa phương cần hợp tác thông tin đến các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, về tiềm năng và môi trường đầu tư phát triển du lịch của khu vực này; phối hợp với các tỉnh xây dựng một số sản phẩm du lịch, kêu gọi đối tác đầu tư các cơ sở vật chất, khách sạn, điểm du lịch, dịch vụ, giới thiệu cho các nhà đầu tư (đặc biệt là các nhà đầu tư trong ngành du lịch hà nội) thực hiện các dự án phát triển du lịch tại các tỉnh miền núi.
ðiều quan trọng là các tỉnh cần hợp tác chặt chẽ, dưới sự giúp đỡ của du lịch hà nội để tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch. trong thời gian qua, du lịch hà nội đã thực hiện khá thành công công tác quảng bá xúc tiến du lịch với việc tăng cường hợp tác du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước, tham gia các tổ chức diễn đàn du lịch ở khu vực và thế giới. thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm tổ chức quản lý du lịch. các tỉnh nên trao đổi cung cấp thông tin giới thiệu về tuyến điểm du lịch của mình với hà nội để cùng phối hợp đưa vào chương trình xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức khác nhau.
trong hợp tác du lịch với các tỉnh tây bắc, hà nội có thể hỗ trợ một cách hiệu quả việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch. công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sử dụng nguồn nhân lực trong du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ. các tỉnh tây bắc cần có kế hoạch lâu dài về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức như đào tạo tại chỗ mời các chuyên gia đầu ngành đến giảng dạy, cử cán bộ đi học tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành đồng thời có chính sách ưu đãi trong tuyển dụng thu hút nhân sự có trình độ và được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch.
các địa phương có thể phối hợp du lịch hà nội để triển khai theo hướng: hà nội sẽ đảm nhận việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong ngành du lịch tại thành phố. các tỉnh sẽ tiến hành rà soát, đánh giá lại nguồn nhân lực du lịch của mình, từ đó xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trên địa phương mình và phối hợp với hà nội tiến hành thực hiện.
ngoài những vấn đề như đã nêu ở trên, để tạo điều kiện cho hoạt động du lịch tại các tỉnh miền núi ngày càng phát triển hơn, du lịch hà nội sẽ tiếp tục hợp tác với các tỉnh tây bắc trong việc trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực lữ hành, khách sạn, dịch vụ du lịch. tổ chức xây dựng thực hiện các chương trình hoặc nối tua du lịch giữa các doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp du lịch các địa phương hoạt động, kinh doanh, đầu tư tại hà nội và các tỉnh.
phó giám đốc sở văn hóa – thể thao và du lịch hà nội |
Liên kết phát triển du lịch Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc
6