Một lần đến Viêng Chăn





Thủ đô Viêng Chăn (Vientiane) – Lào sẽ là nơi diễn ra SeaGame2009, đến Lào vào thời điểm này đang là thời kỳ “đại công trường” với ngổn ngang các công trình xây dựng để phục vụ cho SeaGame tất cả đều bắt đầu từ con số không.




Lần đầu tiên đến Vientiane, nhưng thật bất ngờ với nhiều điều thú vị về cuộc sống, con người cũng như kiến trúc. Dưới đây là những ghi chép bằng hình ảnh về một Viêng Chăn đang sôi động hướng đến ngày hội lớn của khu vực.



Thủ đô Viêng Chăn rộng 3.920 km² và có 692.900 dân (năm 2004) trong đó khu vực nội thành có 200.000 người (2005) mật độ dân số rất thấp, ở đây cuộc sống rất thanh bình, không khí rất thoáng và trong lành, nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Hiếm khi thấy cảnh tắc đường, tiếng còi xe của các phương tiện giao thông rất ít (điều này thật là một giấc mơ với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Vị trí của Viêng Chăn nằm dọc theo bờ sông MêKong, có lẽ vì thế mà tạo cho cả thành phố một môi trường sống rất dễ chịu. Bên kia bờ sông là đất Thái Lan, buổi chiều dân hai bên bờ sông có thể đi bộ qua sông (mùa nước cạn) để đi chơi mà chả cần hộ chiếu hay visa gì cả, rất thú vị. Con người Viêng Chăn rất hiền hoà và hiếu khách, cuộc sống thường nhật diễn ra chậm và bình yên. Các toà nhà cao tầng trên toàn thành phố rất ít, do dân số ít, mật độ thấp vì thế nhà kiểu chia lô phố chỉ tập trung tại vị trí trung tâm nơi có nhiều khách du lịch. Những gia đình khá giả đa số sống trong những khu nhà vườn kiểu biệt thự quanh thủ đô Viêng Chăn. Về phong cách kiến trúc của các công trình mới chưa hình thành rõ rệt vì đại đa số nó được xây dựng bởi các nhà đầu tư nước ngoài, vì thế ít nhiều mang dấu ấn bản địa. Giá trị về mặt kiến trúc ở Viêng Chăn rõ nét nhất có lẽ là các công trình tôn giáo, nó gắn với việc hình thành và phát triển của Thủ đô ngày nay.




Chùa Sisaket – Một ngôi chùa rất nổi tiếng ở Viêng Chăn





Đây là hình ảnh Tháp ThatLuang (Pha That Luang), là công trình kiến trúc quan trọng và vào loại đẹp nhất của Lào, nó nằm cách trung tâm Vạn Tượng khoảng 3km về hướng Bắc. Được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 16 (năm 1566) khi Vua Setthathirat dời kinh đô thừ Luang Prabang về Vạn Tượng, trải qua nhiều biến cố của lịch sử thì hình ảnh hiện nay của ThatLuang được hình thành từ bản vẽ của kiến trúc sư Louis Delaporte (Pháp). Hiện đây được coi là biểu tượng của Lào.



Trục Trung tâm của thủ đô Viêng Chăn nhìn từ trên đỉnh Patuxay



Sân trong chùa Sisaket

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *