Từ cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) đi phnômpênh chỉ chừng hơn 3 giờ đồng hồ. Chiếc Lexus 350 lướt gió êm như ru với vận tốc 100 dặm/h. Không có biển hạn chế tốc độ, cũng không có trạm thu phí dọc đường đi. Cảm giác lạ lùng ấy càng tăng thêm khi phnômpênh như đột ngột hiện ra với những gam màu và nhịp đập cuộc sống kỳ lạ, vừa hiện đại, vừa pha nét đơn sơ. Dường như không có cả “vùng đệm đô thị” nối tỉnh lẻ với Thủ đô. Nét khác biệt giữa hai vùng không gian cách nhau chưa đầy 400km mà tôi vừa đi qua cứ dần hiện hữu…
1. Những khu phố quý tộc với tòa biệt thự kiểu pháp hoa lệ ẩn mình sau hàng rào tĩnh lặng. Những con phố tràn ngập biển hiệu thời thượng. Dòng xe đời mới sang trọng như BMW, Mecedes, Lexus, Camry đi lại như mắc cửi, tịnh không có bóng những chiếc xe “còi” kiểu Matiz, Kia… Đêm phnômpênh rộn ràng với muôn nghìn đèn hoa lấp lánh của các sòng bài nổi tiếng khu vực. Những ca khúc tình yêu với nhịp điệu lạ lùng thu hút cả ngàn bước chân du khách về khu triển lãm trung tâm. Ở đây thượng vàng hạ cám đều được trao đổi bằng đồng USD một cách thuận tiện. Chợt nhớ lại lúc dùng đồng riel (tiền CpC) để “boa” cho cô tiếp viên quầy bar ở khách sạn, có vẻ không làm cô vui. Điều này khiến tôi thắc mắc mãi, để rồi chợt nhận ra, Campuchia – phnômpênh là xứ sở có quan điểm giao lưu và tiếp nhận những luồng gió văn hóa và kinh tế một cách cởi mở. Tinh thần cởi mở ấy sẽ tiếp tục là nền tảng để người Campuchia tạo ra bước tăng tốc phát triển kinh tế theo cách riêng của họ. Tôi tự hỏi: phnômpênh tráng lệ như thể đây là mảnh đất chỉ của những phồn hoa đô hội? Không hẳn vậy, càng đi rộng ra cả thành phố, điều đó càng rõ. Vẫn nhiều những biệt đội xe tuk tuk đáp ứng nhu cầu đi lại của 80% cư dân. Còn trong bạt ngàn biển hiệu thời thượng về chủng loại hàng hóa, thật dễ tìm ra hàng nhái của trung Quốc với giá bán chẳng khác ở mình. trung tâm thương mại phnômpênh, muốn tìm hàng Thái Lan như mong muốn (vì hai nước có đường biên rất lớn) cũng thật khó. Ở đây chủ yếu là hàng trung Quốc và hàng Việt Nam. Đặc biệt đồ may mặc của Việt Nam chiếm lĩnh gần như toàn bộ tầng 2 của tòa nhà thương mại nổi tiếng sành điệu ấy. phố phường phnômpênh cũng xen đầy hàng quán như cơm bình dân, quầy hoa quả, thật là hơi thở cuộc sống nơi mảnh đất cách chúng ta một khoảng không gian dài rộng đến thế cũng vẫn lắm nét gần gũi. Khác chăng là cảm giác ở chợ tạm phnômpênh, nơi mà bước chân qua cổng đã giật mình bởi chạm trán ngay 2 anh lính bồng súng trông vẻ mặt rất… hệ trọng! Sau chút ngạc nhiên, nó nhắc ta chợt nhớ biên giới của họ trong những tháng qua còn xảy ra xung đột. Một phút bâng khuâng vụt tới, lịch sử bi thương của đất nước phật giáo yên bình hôm nay khiến bước chân tôi không muốn dừng lại nơi phố phường xao động lâu hơn nữa…
2. Tôi tìm đến trường tiểu học Tuol Sleng dù thời gian lưu lại có hạn. Không thể không đến nơi này! Tự thắp lên trong lòng một nén tâm hương. Bởi quá khứ tràn ngập đau thương còn hiện hữu sống động đến từng chi tiết. Nơi đây, một bảo tàng tội ác diệt chủng của Khơmer Đỏ tồn tại từ năm 1975 đến 1979 với 20 nghìn tù nhân mà chỉ có 14 người sống sót. Bảo tàng treo biển No Smile – Cấm cười. Có lẽ nó thực sự không cần thiết! Không ai có thể cười ở nơi này dù 20 năm đã trôi qua. Tôi đã đi thăm khắp các nhà tù Côn Đảo, từ chuồng cọp kiểu pháp, chuồng cọp kiểu Mỹ, hầm phân bò, nhà xay lúa lừng tiếng ác. Thế mà ở đây, những trải nghiệm cảm xúc tưởng dày dặn hơn cũng không giúp ngăn được dòng nước mắt. Hàng trăm ánh mắt trẻ thơ còn in hình sống động, tưởng như linh hồn đau đớn của các bé em ấy còn lẩn khuất không siêu thoát. Một em bé chừng 5 tháng tuổi, má em vẫn áp hai bầu sữa, thu mình gọn trong hai cánh tay gầy, còn người mẹ trẻ với hai hàng nước mắt lặng câm ngồi vào ghế chuẩn bị hình phạt… khoan đầu.
Tôi biết bức ảnh ấy còn day dứt trong mình hàng nhiều năm sau nữa. Cũng như bức bản đồ Campuchia ghép từ sọ người từng gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn nhân đạo quốc tế. Cũng như hàng trăm bức ảnh về cách thức tra tấn tù nhân dã man như đổ axit vào mặt, bỏ rắn rết vào quần, cắt sống các bộ phận cơ thể, treo cổ phơi nắng hay úp mặt tù nhân vào thùng phân, đập vỡ sọ bằng búa, cùng vô vàn các hình thức tra tấn dã man. Tất cả là một bằng chứng để hôm nay đi trên mảnh đất Campuchia rực nắng vàng, sẽ cảm nhận rõ rệt hơn hết một cuộc sống mới, hơi thở mới đã đến. Nó quý giá biết nhường nào! Cũng như 14 tù nhân được sống sót nhờ bộ đội tình nguyện Việt Nam năm xưa kịp giải phóng khu vực này, bước ra khỏi cửa tử là trỗi dậy một tình yêu cuộc sống nồng nhiệt hơn bao giờ hết.
3. Rời Tuol Sleng, cầu sự tịnh tâm, tôi tới lễ phật tại chùa Vàng Bạc. Ngôi chùa nằm trong khuôn viên Cung điện của Hoàng gia Campuchia. Đúng là quốc gia phật giáo, bất cứ nẻo đường nào, nơi chốn nghỉ chân nào, một gốc cây, một bờ tường, hay vườn hoa cây cảnh, đâu đâu cũng hiện hữu hình tượng Đức phật Thích ca Mâu ni, chủ yếu ở tư thế thiền định. Chùa Vàng Bạc còn có tên là chùa Ngọc Bích, bởi bức tượng phật thờ chính được khắc từ một pho ngọc bích nguyên khối trong suốt, một tia nắng vàng có thể chiếu qua tâm tượng và phát hào quang sắc sáng lung linh. Đây được coi là quốc bảo – một tài sản vô giá của đất nước Campuchia – anh hướng dẫn du lịch nói với tôi như vậy. Nhưng tôi lại cho rằng được kính cẩn đắm mình trong bầu không khí thiện tâm của phật giáo như gột rửa tâm hồn, được hiểu thêm về cách thức thờ phật của một dân tộc (chỉ thờ duy nhất phật Thích ca theo dòng phái tiểu thừa) cho mở mang hiểu biết cũng là quý lắm. “Rất ít người Campuchia được thắp hương trong Chùa, dường như chỉ có Quốc vương và các vị khách quý của Vương quốc mới được vinh dự đó”, anh hướng dẫn viên nói tiếp. Chính điều đó khiến tôi vỡ òa xúc động khi bất chợt nhận ra ngay lúc đó, một nhà tu đang mang đến đưa tôi nén hương, ra dấu làm lễ. Một bất ngờ vô cùng hiếm hoi? Kính cẩn dâng nén hương thơm, quay ra phía sau thấy du khách từ mọi phương nước Thái Lan, trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ… cùng giây phút đó trang nghiêm thỉnh phật.
Lòng chợt bình yên, bước chân tự hướng tới gốc cây Sala lúc nào không hay, loài hoa sớm nở tối rụng nên “cháy” hết mình bằng cách phủ hoa đỏ rực từ gốc đến ngọn. Ở đây, tôi nghe kể, Sala là loài cây thiêng, tương truyền Đức phật sinh ra ở đó, và sau đấy Người tu hành đắc đạo dưới gốc Bồ đề. Điều đó đẹp như huyền thoại. Tôi đắm mình trong sắc nắng phnômpênh. Bầu trời yên ả. Dòng Tông-lê-sáp cũng yên bình. Người xe thong thả. Nơi đây và Toul Sleng không xa nhau. Thời gian giữa quá khứ và hiện tại được kết nối, nhưng theo một chiều hướng ấm áp hơn. phnômpênh – “đầu tàu” của Vương quốc Campuchia đã thức giấc tạo đà cho đất nước này đạt tốc độ tăng trưởng bình quân GDp đạt từ 5 – 6%/năm. Nhưng để kéo được cả “đoàn tàu” đi, tôi biết Campuchia còn nhiều vấn đề phải vượt qua. Đó là các vấn nạn nghèo đói, tham nhũng, dân chúng thiếu kỹ năng nghề nghiệp, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật… Campuchia đã biết vượt qua quá khứ đau thương, chắc chắn rằng họ sẽ biết vượt qua rào cản của hiện tại để xây dựng tương lai tươi sáng. Nắng ở phnômpênh ngày càng rực rỡ. Nhất định là như thế. |
Nắng Phnômpênh
12
Bài trước