Quần thể nhà thờ phát Diệm nhìn từ hướng nam |
Nhà thờ phát Diệm (còn gọi là nhà thờ đá phát Diệm) là một quần thể rộng khoảng 22ha, nằm tại thị trấn phát Diệm, huyện Kim Sơn, phía đông nam tỉnh Ninh Bình. Quần thể kiến trúc này được linh mục phêrô trần Lục (còn gọi là Cụ Sáu) thiết kế và điều hành thi công, khởi công năm 1875, đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành và được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.
Quần thể nhà thờ gồm 12 hạng mục chính, trong đó có 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (gồm nhà thờ thánh Rôcô, nhà thờ trái tim Chúa Giêsu, nhà thờ thánh phêrô, nhà thờ thánh Giuse và có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 phương đình (nhà chuông), 3 hang đá nhân tạo (hang Lộ Đức, hang Lọ Len, Núi Sọ), 1 ao lớn nơi đặt tượng Chúa Giêsu và nhà hát Nam thanh.
phương Đình án ngữ lối vào nhà thờ |
Không có sông sâu, không có núi cao nhưng nhìn tổng thể nhà thờ được xây phù hợp quan niệm phong thủy của người Việt. Tượng chúa Giêsu được đặt giữa một hồ nước rộng khoảng 400m2, cộng với quần thể hang, núi nhân tạo bên trong tạo sự hài hòa về phong thủy.
Hòn đảo nơi đặt tượng Chúa Giêsu |
Cây cầu bắc vào hang đá Lọ Len |
Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) nổi tiếng với nghệ thuật xếp những viên gạch nung khít vào nhau bằng một loại vữa đặc biệt mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm ra lời giải. Còn nhà thờ phát Diệm nổi tiếng với vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng đá. phần lớn phần hạng mục bên ngoài được xây dựng hoàn toàn bằng đá tự nhiên.
Việc chế tác vật liệu đá khó khăn hơn rất nhiều so với các vật liệu khác, vì thế để ghép các phiến đá to hàng chục tấn lại thành một khối không đơn giản. Một công trình được xây dựng hoàn toàn bằng đá rất dễ tạo ra sự khô cứng về đường nét, nhưng nhà thờ đá phát Diệm lại có dáng vẻ mềm mại với những đường đao cong vút như các mái đình, chùa Việt Nam làm nên một công trình kỳ quan ở cố đô Ninh Bình.
phát Diệm – một kỳ quan nhân tạo ở tỉnh Ninh Bình |
Nhà thờ, tên nguyên thủy: nhà thờ trái tim vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột… Bên trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường.
Nhà thờ đá |
Không chỉ bên ngoài khu thánh đường, bên trong nhà thờ đều được làm bằng đá |
Có một nét kiến trúc mang đậm chất văn hóa Việt dễ dàng nhận thấy, đó là phần mái mang biểu tượng của con thuyền úp ngược (biểu tượng cho văn hóa sông nước của người Việt xưa) mái cong, thấp mềm mại cổ kính.
phần nội thất bên trong thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lối kiến trúc kiên cố vững chãi châu Âu với nét mềm mại Á Đông. Lối kiến trúc mái vòm trống truyền thống pha trộn với hệ thống kết cấu khung cột, kèo và xà mang của kiến trúc đình, chùa Bắc bộ Việt cũng tạo nên nét riêng biệt cho nhà thờ phát Diệm với các nhà thờ khác.
Những đường đao cong vút của phần mái nhà thờ mang nét đặc trưng của mái đình chùa Việt |
Toàn bộ khu vực điện thờ thánh được dát vàng.Thánh đường có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, hai hàng cột giữa cao 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Bên cạnh đó là những vì kèo chạm trổ hoa văn tinh tế.
Thánh đường nhà thờ Chúa Giêsu tráng lệ với màu vàng chủ đạo |
Hơn 100 năm tồn tại, phát Diệm ngày càng cổ kính và trang nghiêm với những lớp đá rêu phong. Không chỉ biết sống trên những vách đá trên núi cao, cây dại cũng đã tìm đến và sống ngay trên những bức tường đá ở nhà thờ tạo nên vẻ rêu phong tuyệt đẹp.
Cây dại sống trên tường đá nhà thờ |
Rồi mọc trên cả mái hiên |
Không chỉ là biểu tượng về sự kết hợp về nghệ thuật kiến trúc châu Âu và Á Đông, nhà thờ là một bằng chứng cho sự giao thoa về văn hóa Đông Tây, sự tiếp biến văn hóa của người Việt Nam sao cho phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc mình.