1. Khởi công xây dựng nhà Quốc hội Sau nhiều năm chuẩn bị mặt bằng và tuyển chọn phương án kiến trúc, ngày 12/10/2009, công trình Nhà Quốc hội chính thức được khởi công tại lô D trung tâm chính trị Ba Đình (Hà Nội).
Nhà Quốc hội có giải pháp kiến trúc hình vuông, phòng họp hình tròn ở giữa. Công trình gồm 2 tầng hầm, 5 tầng nổi, chiều cao khoảng 39m, nơi đỗ xe ngầm quy mô 3 tầng, một đường hầm dài khoảng 60m nối Nhà Quốc hội với trụ sở Bộ Ngoại giao và 2 phần đường dành cho người đi bộ và dành cho xe ôtô. Đường Bắc Sơn được xây dựng thành quảng trường, bảo đảm tổ chức đón tiếp các nguyên thủ quốc gia theo nghi lễ Nhà nước khi tổ chức ngoài trời.
2. Chủ trì thành công Hội nghị đô thị toàn quốc lần thứ 2
tròn 10 năm kể từ sau Hội nghị đô thị toàn quốc lần thứ nhất, ngày 6/11/2009, Bộ Xây dựng đã chủ trì Hội nghị đô thị toàn quốc lần thứ hai nhằm đánh giá lại quá trình quản lý và phát triển đô thị trong giai đoạn 1999 – 2009, đồng thời thảo luận để xây dựng những kế hoạch hành động cho giai đoạn tới. 10 năm qua hệ thống đô thị quốc gia đã có sự chuyển biến tích cực cả về lượng cũng như về chất. Từ 629 đô thị năm 1999 đến nay đã tăng lên 754 đô thị, tỷ lệ đô thị hoá đạt xấp xỉ 30%. Điều này chứng tỏ mức độ đô thị hoá đã phát triển mạnh ở khu vực các đô thị nhỏ, lan toả trên diện rộng và phân bố đồng đều hơn trên phạm vi cả nước.
3. Đột phá trong phát triển nhà ở xã hội
Chính phủ ban hành Nghị quyết 18/NQ-Cp về đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho 3 đối tượng là học sinh sinh viên, công nhân lao động trong các KCN tập trung và người thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Các quyết định quy định chi tiết về cơ chế, chính sách cũng như cách thức thực hiện đối với từng đối tượng cũng đồng thời được ban hành. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã quyết liệt triển khai tới các địa phương, vạch ra từng giai đoạn, các bước thực hiện, đưa chính sách sớm vào cuộc sống. Để tạo bước đột phá ngay trong giai đoạn 2009 – 2010, Chính phủ đã dành 8.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh sinh viên.
4. Linh Đàm và phú Mỹ Hưng là KĐT kiểu mẫu
KĐTM Linh Đàm do TCty HUD đầu tư xây dựng và KĐTM phú Mỹ Hưng (Tp.HCM) do Cty LD phú Mỹ Hưng đầu tư xây dựng ghi nhận là KĐTM đầu tiên trong cả nước có chung cư cao tầng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật – xã hội đồng bộ, kiến trúc hiện đại, chất lượng sống cao, hệ thống quản lý thống nhất. Từ 2 KĐTM này, mô hình phát triển nhà ở theo dự án đô thị đồng bộ được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ trong cả nước.
5. Vai trò “nhạc trưởng” quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội
Cuối năm 2009 Bộ Xây dựng chính thức ký hợp đồng tư vấn quốc tế lập quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 với Liên danh tư vấn quốc tế perkins Eastman, posco E&C&Jina (ppJ). Đến nay, tư vấn đã báo cáo lần 3 trước thường trực Chính phủ và hiện đang gấp rút hoàn thiện báo cáo cuối cùng. Theo đó, ý tưởng trung tâm là sự bảo tồn hành lang xanh bao quanh 62% vùng đất Hà Nội; ngoài khu đô thị lõi, trung tâm đô thị mở rộng và hành lang xanh, đề xuất phát triển 5 đô thị vệ tinh gồm Sóc Sơn, phú Xuyên, Xuân Mai, Hòa Lạc và Sơn Tây. Dự kiến, cuối tháng 2/2010 đồ án sẽ được báo cáo Chính phủ, tháng 3/2010 báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị và trung ương Đảng, tháng 5/2010 báo cáo kết quả thực hiện công tác lập quy hoạch chung Hà Nội với Quốc hội.
6. Các DN ngành Xây dựng hoàn thành xuất sắc việc tham gia thi công Nhà máy Lọc dầu Dung Quất – công trình trọng điểm quốc gia
Ngày 17/2/2009 Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm đã cho ra dòng sản phẩm đầu tiên. Khi đi vào sản xuất ổn định, Nhà máy sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước. Việc hoàn thành đầu tư NMLD Dung Quất không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu đồng thời tạo tiền đề quan trọng cho ngành công nghiệp hoá dầu, công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp, dịch vụ khác phát triển… Công trường xây dựng NMLD Dung Quất còn được ghi nhận là môi trường đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của các nhà thầu xây lắp Việt Nam.
7. Khởi động chương trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Năm 2009 Bộ Xây dựng khởi động nhiều chương trình liên quan đến quy hoạch nông thôn như “Chương trình quy hoạch xây dựng nông thôn trên phạm vi cả nước giai đoạn 2010 – 2015”, chương trình thí điểm mô hình nông thôn mới. Mục tiêu cơ bản mà các chương trình hướng tới là năm 2015 cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước làm cơ sở để đầu tư xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 nhằm phát triển nông thôn “có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại” và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
8. Tăng cường công tác quản lý các hoạt động xây dựng
Để triển khai Nghị định 12/2009/NĐ-Cp ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Bộ Xây dựng đã kịp thời ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện theo hướng tiếp tục phân cấp mạnh, cải cách hơn nữa một số thủ tục hành chính trong công tác cấp phép xây dựng, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, quản lý thiết kế. Bên cạnh đó Bộ Xây dựng triển khai các chương trình về quản lý chất thải rắn, phát triển vật liệu xây không nung, bình ổn thị trường xi măng, điều tiết thị trường BĐS…
9. Đề án thành lập 2 Tập đoàn thuộc Bộ Xây dựng
Hoàn thiện Đề án thành lập Tập đoàn phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam (do HUD làm nòng cốt) và Tập đoàn Xây dựng – công nghiệp nặng (do TCty Sông Đà làm nòng cốt) trình Thủ tướng Chính phủ. |