Kể từ khi những ngư dân người parisii thuộc bộ tộc Gaulois định cư tại một hòn đảo trên sông Seine ở paris, sự cần thiết phải xây dựng những cây cầu bắc qua dòng sông Seine đã được tính đến.
Do dòng sông Seine khá hẹp nên những cây cầu ở paris không phải là những công trình kỳ vĩ. Với chiều dài 312m, Aval là cây cầu dài nhất. Tại khu vực trung tâm paris, hiếm cây cầu nào dài quá 200m. Thế nhưng, những cây cầu này là biểu trưng của những phong cách và phương tiện kỹ thuật khác nhau của từng thời kỳ.
trong số này, những cây cầu được nhiều du khách tìm đến là:
Cầu Mới (pont Neuf)
Tuy mang tên cầu Mới (theo tiếng pháp) nhưng đây là cây cầu cổ nhất paris khi có hơn 400 năm tuổi! Cầu được xây dựng ở trung tâm thành phố từ năm 1578 và hoàn thành năm 1607, nối tả ngạn sông Seine với đảo Île de la Cité rồi tới hữu ngạn. Tên cầu Mới xuất phát từ việc đây là chiếc cầu bằng đá đầu tiên của thành phố và cũng là chiếc cầu đầu tiên của paris có vỉa hè.
Mỗi trụ cầu có những bancông nhỏ hình bán nguyệt nhô ra phía ngoài sông. Mặt ngoài cầu được trang trí bằng 385 tượng mặt người bằng đá. Cây cầu này từng là đề tài cho một số họa sĩ nổi tiếng thế kỷ 19 như Auguste Renoir hay Camille pissarro. pont Neuf là cây cầu dài thứ ba, nối quận 6 ở tả ngạn và quận 1 ở hữu ngạn sông Seine.
Năm 1989, pont Neuf được xếp vào danh sách công trình lịch sử của pháp.
Cầu Mới – Ảnh: travelblog.org |
Cầu Mới – Ảnh: freefoto.com |
Cầu Hoàng Gia (Royal)
Là một trong những cây cầu cổ nhất paris khi được xây dựng từ thế kỷ 17 và được xếp vào danh sách di tích lịch sử của pháp từ năm 1939.
Cầu Hoàng Gia được xây bằng đá, gồm năm nhịp vòm, nối nhánh Flore của cung điện Louvre ở bờ phải với đoạn giao giữa phố Bac và phố Beaune ở bờ trái sông Seine. Một thước đo thủy ngân ở chân cầu cho phép du khách thấy được mực nước cao nhất trong lịch sử của sông Seine tại paris.
Vào thế kỷ 18, cây cầu này là địa điểm của hầu hết hội hè ở paris. Vị trí chiêm ngưỡng cầu hoàn hảo nhất là trạm xe điện ở đường Bac.
Cầu Royal – Ảnh Wikipedia |
Cầu Alexandre III
Cây cầu bắc qua sông Seine giữa quận 7 và quận 8 này được làm bằng kim loại, rộng 40m, dài 107m. trên cầu có những cột đèn trang trí mang phong cách Tân nghệ thuật. Đây là một trong những cây cầu đẹp nhất paris.
Cầu vốn là quà tặng của sa hoàng Aleksandr III của Nga cho nước pháp nhân dịp triển lãm quốc tế tại paris năm 1900, cũng là năm hoàn thành cầu. Vì vậy, cầu được đặt theo tên của sa hoàng nhưng viết theo tiếng pháp thành Alexandre III.
Năm 1975, cầu Alexandre III được công nhận là công trình lịch sử của pháp và đến năm 1990, cầu Alexandre III thuộc các công trình hai bên bờ sông Seine được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Các công trình tháp Eiffel, điện Élysée, palais Bourbon, quảng trường Concorde cũng nằm không xa cầu Alexandre III.
Cầu Alexandre III – Ảnh okvoyage.com |
Cầu Bir-Hakeim
Có tên cũ là cầu passy (pont de passy) và được đặt tên Bir-Hakeim để tưởng nhớ chiến thắng của quân đội pháp do tướng Koenig chỉ huy tại Lybia. Cầu này nối liền khu passy (thuộc quận 16) ở bờ phải với khu Bir-Hakeim ở bờ trái (thuộc quận 15) và được xếp hạng di tích lịch sử của pháp vào năm 1986.
Cầu Bir-Hakeim có hai tầng, được xây dựng nhằm hỗ trợ việc đi lại giữa hai bờ cũng trong dịp triển lãm quốc tế tại paris. Tầng dưới dành cho người đi bộ và xe hơi, tầng trên dành cho tuyến tàu điện ngầm paris số 6.
Một vòm gạch trung tâm ở phần cầu cạn phía trên này (đoạn cắt qua đảo Thiên Nga) có đặt bốn bức tượng bằng đá. Tại đoạn cắt này, người đi bộ có thể xuống hòn đảo này để thăm bản sao của tượng Nữ thần Tự Do và quay trở lại bờ bằng một cây cầu khác là cầu Grenelle.
Cầu Bir-Hakeim – Ảnh: Keystone press |
Cầu Bir-Hakeim vào ban đêm – Ảnh: paris.photobynight.com |
Cầu Léopold Sédar Senghor
trước đây mang tên Solférino, là cầu dành cho người đi bộ bắc qua sông Seine. Cầu nối liền Bảo tàng Orsay ở bờ trái với vườn Tuileries ở bờ phải sông Seine. Tại vị trí của cây cầu hiện nay, một cây cầu bằng gang được khánh thành vào năm 1861 để nối liền kè Anatole-France với kè Tuileries.
trong quá trình sử dụng, các sà lan chạy dọc sông Seine đã va chạm khiến cầu ngày càng yếu. Đến năm 1961 cầu bị phá hủy và một cầu đi bộ bằng thép được xây dựng thế vào. Nhưng 31 năm sau, chiếc cầu này cũng bị phá đi và từ năm 1997-1999, một cây cầu mới dài 106m được xây dựng để nối liền Bảo tàng Orsay với vườn Tuileries.
Chiếc cầu kim loại này chỉ có một nhịp duy nhất và được lát gỗ nhập từ Brazil. trên cầu có các ghế dài và hệ thống đèn dành cho người đi dạo.
Ngày 9-10-2006 cầu được đổi tên thành cầu đi bộ Léopold Sédar Senghor. Người dân paris rất thích ngắm nhìn sông Seine từ cầu này.
Cầu Léopold Sédar Senghor – Ảnh: Idata |