Hãy tới thăm khu “trung tâm” vắng vẻ đến kỳ lạ ở khu Nội Mông, nơi đang trong quá trình phát triển rực sáng của mình.
trong cái gió lành lạnh của khu Nội Mông, tôi đứng giữa đỉnh cao phát triển của nền kinh tế toàn cầu, ít nhất là về tăng trưởng GDp: trung tâm lớn của một trong những thành phố phát triển nhanh nhất của khu vực phát triển nhanh nhất tại trung Quốc, nước được cho là cường quốc kinh tế mới của thế giới. Được xây dựng siêu tốc trong 5 năm qua, Kangbashi là thành phố của nghệ thuật, với đầy những kiến trúc nhà và vườn độc đáo. Chỉ có một điều duy nhất thiếu vắng ở nơi đây: con người. Thành phố, được chính phủ xây dựng và bằng tiền tài trợ từ các mỏ than, nguồn năng lượng hàng đầu của thành phố, gần như trống không, trừ khu trụ sở lớn của thành phố. Đó là một hẻm núi lớn của những “hòn đá nguyên khối” rỗng tuếch. trong một nghịch lý có lẽ chỉ có ở hệ thống kinh tế ngày nay, Kangbashi có thể vừa là một thị trấn bùng nổ vừa là một “thị trấn ma” cùng một lúc. Kangbashi đại diện cho một lực lượng kinh tế mang tính tiêu cực đặc biệt tại trung Quốc ngày nay: cứ chăm chăm lo các chỉ tiêu GDp mà bỏ qua tất cả những yếu tố phát triển khác hay vốn con người. GDp như đã được tính ở trung Quốc – hay phần còn lại của thế giới – không giúp người ta nhận biết được sự khác biệt nào giữa chất lượng và số lượng, hay giữa các khoản chi tiêu sáng tạo và tiêu cực. Do ô nhiễm công nghiệp tích tụ từ các nhà máy và khu mỏ, nơi đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng GDp của nước này, ung thư đang là nguyên nhân hàng đầu gây chết người tại trung Quốc. Một cuộc khảo sát gần đây của chính phủ cho thấy rằng 30% trẻ em ở tỉnh Vân Nam bị nhiễm độc chì. Có lẽ yếu tố thúc đẩy tăng trưởng GDp lớn nhất và tiêu cực nhất là việc xây xựng Đập Tam Hiệp, nơi 1,24 triệu người phải “nhường” nhà và đất cho công trình. Ngay cả một số người giàu cũng phải tắm dưới những vòi nước có màu nâu bẩn. trong khi đó, tại những nơi như Kangbashi, sự phát triển nhanh của thị trường địa ốc vẫn không đi cùng với sự ổn định dài hạn, và trong những tháng gần đây, đã có nhiều hơn những dự đoán về bong bóng nhà đất của trung Quốc đang sắp vỡ. Cuộc tranh luận này gần đây đang ngày càng trở nên sôi nổi hơn giữa các nhà bình luận hay trên truyền hình. Hiện tại, tăng trưởng thu nhập vẫn nhanh hơn tăng trưởng giá nhà đất, có nghĩa là thị trường bất động sản của trung Quốc, về mặt kỹ thuật, không phải là bong bóng. Tuy nhiên, việc trung Quốc nhấn mạnh tăng trưởng bằng mọi giá đang tạo ra một số khu “ma quỷ” kỳ dị, và Kangbashi là một trong số đó. Sáu năm trước, các quan chức hạt Ordos đã quyết định rời trụ sở khỏi quận Đông Thắng cũ và chật hẹp tới vùng đất mà sau đó trở thành nơi ở của cư dân 2 ngôi làng nhỏ, với khoảng khoảng 1.400 người. Cuối năm 2008, quận Kangbashi được xây dựng các con đường chồng chéo trị giá 2,4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 352 triệu USD). Các quan chức ban đầu nói rằng, họ hy vọng dân số sẽ tăng lên 100.000 người năm nay và 300.000 người vào năm 2020. Họ cũng nói rằng số dân ở đây đã đạt 50.000 người vào năm ngoái, điều có vẻ bất hợp lý nếu xét rằng khách bộ hành trên đường còn ít hơn cả người quét rác trên phố. Nhà môi giới bất động sản địa phương, Cao Ting, cho tôi biết, thực tế căn hộ cũng dễ bán. Cô nói, 80% số căn hộ đã được bán. Tôi tin cô, ngay cả khi 80% số đó trông có vẻ trống rỗng, không có rèm, trang thiết bị có thể nhìn thấy vào ban ngày hay không có ánh đèn vào buổi tối. Người mua hầu hết là nhà đầu tư, hay những cư dân tương lai chờ trường và bệnh viện mở cửa trước khi chuyển đến sống. Những tòa nhà mới nhìn từ bên ngoài có vẻ tuyệt vời, và trên giấy tờ, còn khá hợp lý về kinh tế, nếu bạn tin vào chính quyền địa phương. Và có thể chúng sẽ vẫn tiếp tục ở trong tình trạng này, bởi vì chính phủ sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản, do có nhiều lợi nhuận từ đó. Thu nhập của chính quyền địa phương hoàn toàn phụ thuộc vào việc bán đất. Cuối cùng, có lẽ, dân số sẽ theo kịp với sự phát triển nhanh chóng này. Tuy nhiên, khi tôi tới đây vào tháng 10 năm ngoái, những người dân “cô đơn” của Kangbashi lại dường như không muốn chào đón những người hàng xóm mới. Một buổi tối, tôi tình cờ nói chuyện với một phiên dịch viên tiếng trung tuổi trung niên cho các kỹ sư Đức, những người được các mỏ than gần đó thuê. Lúc muộn đêm đó, ông chỉ cho tôi cách làm thế nào để ngăn chặn được cảm giác cô đơn: ngồi một mình trong phòng khách sạn với chiếc microphone trong tay, ngâm nga theo bài hát trong phòng karaoke. Thư viện 8 tầng của Kangbashi có phòng máy tính với khoảng 100 máy nhãn hiệu mới, nhưng tôi chỉ thấy 1 người tới đọc và 2 đứa trẻ đang chơi game. Gần cái hồ, 2 màn hình lớn đang chiếu hình ảnh từ cuộc diễu hành ngày Quốc khánh, kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân trung Hoa. Tôi ngước lên thấy biển người hô vang tại quảng trường Thiên An Môn. Nhưng tôi là người duy nhất đang xem. Những người khác tôi nhìn thấy là khoảng hơn chục công nhân đang lao động tại vườn hoa tại trung tâm, khuôn mặt họ bịt kín khăn để khỏi gió lạnh thổi vào. Bên kia hồ, các cần cẩu đậu quanh công trường xây dựng. Một quận thương mại và mậu dịch đang trong quá trình xây dựng, theo sơ đồ thiết kế bên ngoài, được trang trí bằng các nhân vật hoạt hình và các ngôi sao theo phong cách Fantasia của Disney. Hình ảnh các nhà kính cao chọc trời phản chiếu trên mặt nước rất giống với với Dubai, nơi cũng được tài trợ xây dựng bằng thu nhập của chính phủ từ khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nhưng, trong khi Dubai đã phá sản, thì ở đây, việc xây dựng vẫn tiếp diễn. Ít nhất là cho tới lúc này. |
Những thị trấn kỳ lạ ở Trung Quốc
66